Nhà quản lý bền vững khi và chỉ khi cân bằng được hai yếu tố: công việc và con người. Tuy nhiên, trong thực tế, đa số quản lý chỉ quan tâm đến doanh số, KPI mà quên dành thời gian phát triển đội nhóm. Tại bài viết này, UMM sẽ giúp bạn cân bằng được cả hai yếu tố.
Nội dung thuộc Góc nhìn chuyên gia và được viết theo góc nhìn của Trainer Nhật Minh Quang.
Các bài viết cùng chủ đề:
Nội dung bài viết:
Tại sao nhà quản lý bền vững phải cân bằng công việc và con người?
Điều gì sẽ xảy ra nếu quản lý chỉ tập trung vào một trong hai yếu tố này? Nếu chỉ tập trung vào KPI cá nhân, nếu trong trường hợp chỉ có 1 – 2 nhân viên cấp dưới, quản lý có thể ôm thêm việc để đảm bảo mục tiêu đội nhóm. Tuy nhiên, nếu số lượng cấp dưới tăng lên, quản lý không thể nào một mình gánh nổi chỉ tiêu của cả đội. Lúc này, họ thường có xu hướng tập trung vào công việc cá nhân và tìm cách giám sát đội nhóm chặt chẽ. Việc này gây ra ba hệ lụy: quản lý ngày càng bận rộn, kết quả đội nhóm không đạt, nhân viên làm việc đối phó (chỉ làm khi có mặt quản lý).
Bên cạnh đó, vì không được quan tâm phát triển về năng lực, đội nhóm sẽ luôn làm việc trong tình trạng “rướn mình” và nhanh chóng bị kiệt sức. Bởi khi đạt được mục tiêu, cấp trên sẽ luôn đưa ra mục tiêu khác cao hơn, trong khi năng lực của từng thành viên không được chú trọng phát triển, dẫn đến tình trạng không thể hoàn thành được công việc. Về lâu dài, đội nhóm mất động lực và trở nên ì ạch, yếu kém. Quản lý bận càng thêm bận.
Trong trường hợp nếu quản lý chỉ tập trung vào con người, đội nhóm sẽ nhanh chóng bị loại bỏ vì không tạo ra giá trị rõ ràng cho tổ chức. Việc tiên quyết đội nhóm cần làm là đạt được KPI tối thiểu mà lãnh đạo giao xuống. Đây là yếu tố sống còn của đội nhóm. Hay nói cách khác, quản lý không thể tập trung vào phát triển con người nếu KPI đội nhóm chưa đạt.
Nói tóm lại, quản lý chỉ trở nên bền vững khi đảm bảo tốt được hai yếu tố: công việc và con người.
Đảm bảo mục tiêu công việc
Ở giai đoạn này, quản lý tập trung trau dồi các năng lực liên quan đến hoạch định (planning), tổ chức (organizing) và kiểm soát (controlling) để đảm bảo công việc của cá nhân và đội nhóm đáp ứng mục tiêu.
Để giúp đội nhóm đạt được mục tiêu, quản lý cần biết cách phân bổ đúng người đúng việc. Trong đội nhóm của bạn, mỗi cá nhân đều nắm giữ một vai trò và có thể mạnh khác nhau. Khi giao các công việc đúng thế mạnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm việc của từng cá nhân. Khi các cá nhân đạt được KPI, cũng đồng nghĩa với đội nhóm đã chinh phục được mục tiêu chung.
Bạn có thể dùng tâm lý hình học Psycho Geometrics để xác định nhóm tính cách của nhân viên. Sau đó dùng mô hình STARS hoặc POST C+ đề giao việc cho nhân viên hiệu quả. Tiếp đó, tiến hành theo dõi và phản hồi trên công việc giúp nhân viên hoàn thành mục tiêu.
Đảm bảo mục tiêu phát triển nhân viên
Khi đã đảm bảo được “sự sống” cho đội nhóm, giai đoạn tiếp theo quản lý cần làm đó là phát triển nhân viên. Việc này là cần thiết để đội nhóm có thể chinh phục được các mục tiêu cao hơn trong tương lai. Hơn nữa, quản lý cần quan tâm đến việc tạo nên trải nghiệm nhân viên vượt trội thông qua việc giao tiếp, dẫn dắt và thúc đẩy kỳ vọng phát triển ở cấp dưới. Để làm được điều này, quản lý cần có các kỹ năng liên quan đến lãnh đạo (leading), đào tạo (training) và huấn luyện (coaching).
Trong cuốn sách Diamond Manager, tác giả Nhật Minh Quang đã đưa ra nhận định: “Bạn càng đào tạo và huấn luyện nhân viên thì bạn sẽ càng ít tốn thời gian giám sát quá trình làm việc”. Khi nhân viên có đủ năng lực và động lực, bạn chỉ cần quản trị theo mục tiêu. Thời gian giám sát giảm xuống đồng nghĩa với việc quản lý nhàn hơn và có thời gian tập trung vào việc phát triển cá nhân.
Việc training và coaching nên được thực hiện thường xuyên trong quá trình quản lý. Tùy vào đối tượng và thời điểm, bạn áp dụng cách đào tạo khác nhau. Ví dụ, đối với nhân viên mới gia nhập đội nhóm, 6 tháng đầu là thời điểm bạn cần tập trung on the job training để giúp họ nhanh chóng hòa nhập với nhịp làm việc của nhóm. Đối với những nhân viên đã có kinh nghiệm, bạn thực hiện 04 bước huấn luyện hiệu quả để giúp họ làm tốt hơn công việc hiện tại. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với bộ phận L&D để vạch ra lộ trình đào tạo cá nhân hóa cho từng thành viên.
Tạm kết về hai yếu tố tạo nên nhà quản lý bền vững
Tin rằng, sau bài viết này, bạn đã hiểu rõ công việc và con người chính là hai yếu tố tạo nên nhà quản lý bền vững. Đồng thời, bài viết giúp bạn có thêm ý tưởng để quản trị đội nhóm tốt hơn. Nội dung thuộc chuỗi Góc nhìn chuyên gia và được viết dựa trên góc nhìn của Trainer Nhật Minh Quang.
Bạn cảm thấy tâm đắc nội dung nào nhất? Bạn áp dụng được gì sau bài viết này? Bạn có thắc mắc gì muốn trao đổi với UMM? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Bài viết liên quan
6 Bước xác định nhu cầu đào tạo hiệu quả dành cho Trainer
Phân tích nhu cầu đào tạo (TNA) đóng vai trò nền tảng cốt lõi
Th7
Sách Diamond Manager – nhà quản lý bền vững có gì đặc biệt? | UMM
Sách Diamond Manager – nhà quản lý bền vững là ấn phẩm mới nhất do
Th4