Một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại lâu dài nếu chỉ quan tâm đến sự “bức phá” nhằm đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng trong hiện tại. Vì vậy, trở thành nhà quản lý bền vững chính là xu hướng mới mà nhiều doanh nghiệp đang hướng tới.
Vậy, làm thế nào để trở nên bền vững, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết này nhé.
Nội dung bài viết:
1. Xây dựng kế hoạch – bước đầu để trở thành nhà quản lý bền vững
Một bản kế hoạch cụ thể, chi tiết sẽ là “kim chỉ nam” giúp đội nhóm của bạn không bị “lạc trong mê cung”, chủ động và dễ dàng hoàn thành KPI mà doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, để tránh gây thêm áp lực cho đội nhóm, hãy đảm bảo kế hoạch của bạn sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp, đồng thời phù hợp với xu hướng thị trường và định hướng của công ty.
Nhanh tay xây dựng kế hoạch công việc với ba bước đơn giản:
- Xác định mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp bằng mô hình OKR
- Sử dụng công cụ To Do List để lên danh sách các công việc cần làm
- Xác định mức độ ưu tiên với ma trận First Things First
2. Thiết lập mục tiêu công việc từng ngày/ tuần/ tháng cho đội nhóm
Để đạt được mục tiêu cuối cùng mà kế hoạch hành động đề ra, bạn cần giúp nhân viên nắm được những công việc nhỏ cần hoàn thành trong ngày. Hãy đảm bảo đội nhóm cam kết và thực hành theo những cột mốc đã đề ra.
Ngoài OKR, bạn cũng có thể thiết lập mục tiêu công việc thông minh với SMART, bao gồm 5 yếu tố:
- Tính cụ thể, chi tiết
- Có con số để đo lường
- Tính khả thi, có thể thực hiện được
- Mức độ liên quan đến chiến lược doanh nghiệp
- Thời gian thực hiện
3. Triển khai và liên tục cải tiến công việc
Sự phát triển chóng mặt của xã hội yêu cầu các nhà quản lý luôn phải đổi mới trong cách điều hành đội nhóm và cải tiến trong công việc. Và chu trình PDCA – Triển khai công việc hiệu quả chính là trợ thủ đắc lợi dành cho nhà quản lý bền vững.
Một số lưu ý khi triển khai công việc cho nhân viên:
- Đảm bảo bám sát theo đúng kế hoạch
- Cần thay đổi dựa trên sự biến động của thị trường
4. Giao việc đúng người, đúng thời điểm
Điều quan trọng tạo nên sự khác biệt của một nhà quản lý bền vững chính là khiến nhân viên của bạn cảm thấy tự hào và hạnh phúc khi nhận được công việc phù hợp. Thế nhưng, nghe có vẻ dễ nhưng làm sao để thực hiện được điều đó? Hãy thử sử dụng SAOD – mô hình giao việc đúng người, đúng thời điểm, bao gồm:
- S – Skill: Kỹ năng của nhân viên có phù hợp không?
- A – Attitude: Nhân viên có thái độ sẵn sàng nhận việc hay không?
- O – Overload: Nhân viên có đang quá bận với công việc khác không?
- D – Develop: Nhân viên có muốn phát triển hơn với công việc không?
Bạn cũng có thể giao việc cho đội nhóm dựa theo sở thích và điểm mạnh của họ. Tuy nhiên, hãy đảm bảo đó là công việc thuộc phận sự và trách nhiệm của nhân viên, tránh gây nên áp lực không mong muốn.
5. Theo dõi và giám sát nhân viên để hỗ trợ kịp thời
Báo cáo của Global HR Experts cho rằng xu hướng quản lý hiện tại là trao quyền cho nhân viên thay vì kiểm soát và chỉ điểm gắt gao từng công việc họ cần làm. Việc này nhằm tránh dẫn đến tình trạng đội nhóm cảm thấy bị khống chế và không thể thỏa sức sáng tạo.
Vậy thì làm sao để đảm bảo nhân viên vẫn tiến hành theo đúng kế hoạch đã đề ra? Hãy theo dõi họ dựa trên các công mốc công việc đã đề ra và tổ chức các cuộc họp ban kịp thời hỗ trợ khi cần thiết. Bạn có thể sử dụng mô hình LION để điều hành cuộc họp hiệu quả.
6. Hãy rèn luyện kỹ năng lắng nghe và chia sẻ cùng nhân viên
Các nhà quản lý bền vững không phải là người đưa ra mệnh lệnh, mà bạn đồng hành cùng nhân viên. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu sẽ là chìa khóa giúp bạn chinh phục đội nhóm và cùng nhau hướng đến mục tiêu cùng phát triển. Bạn có thể tham khảo và rèn luyện với mô hình LACE – lắng nghe tích cực.
Tuy nhiên, lắng nghe cũng giống quá trình copy, và dữ liệu chỉ được xử lý khi quá trình này đã hoàn thành. Hãy dành thời gian lắng nghe trọn vẹn, không thêm, không bớt và luôn bình tĩnh để có thể chia sẻ cùng nhân viên.
7. Ra quyết định mạnh mẽ và dứt khoát
Nếu không có khả năng ra quyết định dứt khoát, bạn sẽ đánh mất lòng tin của nhân viên, từ đó dẫn tới hệ quả “trên bảo mà dưới không nghe”. Có 4 lý do khiến bạn luôn chần chờ và do dự, bao gồm: Tính cách vốn có, sợ sai, sợ phải chịu trách nhiệm, và quan trọng nhất là không hướng đến mục tiêu lớn hoặc lâu dài.
Khi nhà quản lý có tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu của đội nhóm, hãy truyền đạt những kỳ vọng của bạn về kết quả và hiệu suất, đồng thời khuyến khích nhân viên chủ động đưa ra phương thức để thực hiện. Việc này sẽ giúp đội nhóm của bạn gắn kết và cùng nhau phát triển để đạt được mục tiêu chung.
Kết luận về 7 kỹ năng để trở thành nhà quản lý bền vững
Để đạt được yếu tố bền vững trong công việc quản lý là một điều không hề dễ dàng. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về quản lý bền vững, từ đó xây dựng cho bản thân một lộ trình phát triển phù hợp.
Bạn cũng có thể tham khảo khóa học UMM – Nâng cao năng lực quản lý bền vững. Khóa học tập trung 70% vào thực hành, dựa trên trải nghiệm thực tế và được áp dụng thành công bởi đội ngũ quản lý của các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam. Đây sẽ là chương trình giúp cho mỗi nhà quản lý rèn luyện các kỹ năng như: Lập kế hoạch, triển khai công việc, giao việc và giám sát tiến độ hành động của nhân viên.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhé!
Bài viết liên quan
Deep Work – Phương pháp làm việc dành cho quản lý
Quá tải công việc, email, mạng xã hội và những cuộc họp không
Th8
Quản lý đội nhóm với mô hình 6 sigma
Mô hình 6 Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng tập trung
Th8