Vai trò của nhà quản lý bền vững được thể hiện thông qua 4 khía cạnh: lập kế hoạch, dẫn dắt đội nhóm, triển khai công việc và giám sát tiến độ.
Tại bài viết này, UMM sẽ cập nhật những chia sẻ thú vị của Trainer Cao Văn Tài tại khóa đào tạo quản lý, nhằm giúp bạn xác định và tự rèn luyện xuất sắc 4 vai trò này.
Nội dung bài viết:
Vai trò và nhiệm vụ của quản lý là gì?
Vì xuất phát điểm là những nhân viên xuất sắc, được tin tưởng và chọn lựa để trở thành quản lý. Chính vì vậy, họ dễ sa vào việc thể hiện năng lực chuyên môn trước nhân viên hoặc làm thay công việc của họ để tiết kiệm thời gian. Việc này khiến cho nhà quản lý luôn trong tình trạng bận rộn hay phải căng thẳng khi liên tục “dí” deadline nhân viên.
Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, doanh nghiệp luôn ưu tiên giữ người làm việc hiệu quả, thay vì vất vả. Và để làm được điều ấy, họ cần thể hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của một nhà quản lý trước đội nhóm.
Cụ thể, một nhà quản lý bền vững cần đảm bảo làm tốt 2 nhiệm vụ gồm: hoàn thành công việc và phát triển con người. Và để thực hiện nhiệm vụ đó, họ cần thể hiện đúng vai trò cốt lõi sau: Planner – Leader – Organizer – Controller.
Planner – Người lập kế hoạch thông minh
Nếu chỉ làm việc theo kinh nghiệm và bản năng thì sẽ không thể đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, việc lập kế hoạch giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với định hướng tổng thể của tổ chức và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hoặc người sử dụng. Đây cũng là cách để đội nhóm của bạn có động lực làm việc, theo dõi tiến độ hiệu quả.
Để có thể lập được một bản kế hoạch thông minh, nhiệm vụ của quản lý là cần tiến hành theo quy trình 5 bước: thiết lập mục tiêu SMART, liệt kê công việc cần là, sắp xếp thứ tự ưu tiên với Esenhower, phân bổ nguồn lực thực hiện, đánh giá và điều chỉnh.
Leader – Người dẫn dắt và lãnh đạo đội nhóm
Nền tảng cơ bản của một đội nhóm vững mạnh là sự đoàn kết vì mục tiêu chung. Vì vậy, vai trò của quản lý lúc này là người truyền tải thông điệp cũng như dẫn dắt nhân viên để đạt được mục tiêu đó. Quản lý cần có khả năng lắng nghe ý kiến của các thành viên trong đội nhóm. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về quan điểm, ý kiến và cách làm việc của mỗi người.
Để có thể dẫn dắt đội nhóm hiệu quả, nhà quản lý cũng cần thấu hiểu tính cách của nhân viên, từ đó điều chỉnh hướng giao tiếp phù hợp. Việc này sẽ giúp bạn gia tăng niềm tin, xây dựng tầm ảnh hưởng cũng như trở thành lãnh đạo tinh thần của mỗi nhân viên. Bạn có thể tham khảo một số mô hình như thấu hiểu tính cách như tâm lý hình học, DISC,…
Organizer – Người triển khai và điều hành công việc hiệu quả
Để triển khai công việc hiệu quả, vai trò của quản lý là cần phải đảm bảo rằng các thành viên trong đội nhóm có đủ tài nguyên, công cụ và trang thiết bị để hoàn thành công việc. Ngoài ra, bạn cũng cần sở hữu cho mình kỹ năng hoạch định và phân bổ công việc với 5W1H. Công cụ này hoạt động bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- What: Nhiệm vụ cần thực hiện là gì?
- Why: Tại sao cần làm công việc này? Tầm quan trọng của nó đến bản thân và đội nhóm ra sao?
- Who: Ai sẽ là người phụ trách? Bộ phận nào sẽ hỗ trợ?
- Where: Thực hiện ở đâu?
- When: Khi nào tiến hành? Thời gian hoàn thành là bao lâu?
- How: Thực hiện bằng phương pháp nào?
Cotroller – Người hỗ trợ, giám sát công việc hiệu quả
Giám sát nhân viên là một chức năng của quản lý cần sự khôn khéo. Vì khi bạn kiểm tra quá gắt gao, nhân viên sẽ cảm thấy áp lực, không thể thỏa trí sáng tạo. Nhưng, nếu lơi lỏng, công việc của đội nhóm sẽ dễ lệch kế hoạch, xảy ra sai sót thường xuyên, thậm chí là đình trệ.
Để giải quyết tình trạng này, bạn cần áp dụng 2 hình thức giám sát song như: quan sát trực tiếp dựa trên công việc hằng ngày và gián tiếp thông qua các báo cáo. Ngoài ra, bạn cũng cần tổ chức các cuộc họp để nắm bắt thông tin và hỗ trợ kịp thời.
Tạm kết
Trên đây là 4 vai trò của quản lý bền vững dưới góc nhìn của chuyên gia đào tạo Cao Văn Tài. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến thông tin giá trị dành cho bạn.
Bài viết liên quan
05 Nhóm đối tượng tác động đến chiến lược đào tạo doanh nghiệp
Chiến lược đào tạo là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực
Th12
Chiến Lược Đào Tạo Phù Hợp: 10 Yếu Tố Quan Trọng Bạn Cần Biết
Chiến lược đào tạo phù hợp không chỉ đơn thuần là một kế hoạch đào
Th12