Quản lý cấp trung là mắt xích quan trọng trong doanh nghiệp khi nắm giữ mối liên kết giữa tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo cấp cao với những nhân viên trực tiếp thực hiện công việc. Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng việc đào tạo cho quản lý cấp trung, giúp họ trở nên hoàn thiện ở nhiều khía cạnh, có một tư duy toàn diện để thành công bền vững trong sự nghiệp quản lý.
Nội dung bài viết:
Chương trình đào tạo năng lực toàn diện cho quản lý cấp trung thành công nhất
Dưới sự chứng nhận của VMP Academy, UMM mang đến các chương trình đào tạo đặc biệt nhằm giúp nhà quản lý phát triển năng lực toàn diện bằng phương pháp học thông qua trải nghiệm – Learning by Doing 3V kết hợp với việc thay đổi tư duy và hành động.
Đào tạo cá nhân (Public)
Với khóa đào tạo UMM – Năng lực Toàn diện cho Quản lý, người học sẽ nhận được 7 giá trị cốt lõi sau khi tham gia cùng với 6 học phần được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia đào tạo có nhiều năm kinh nghiệm của VMP. Ngoài ra, để đối phó với tình hình dịch bệnh căng thẳng hiện nay, UMM đã được phát triển thêm phiên bản online cho khóa đào tạo quản lý cấp trung được triển khai trên các nền tảng dạy học trực tuyến phổ biến, mang lại sự tiện ích cho người học mà vẫn giữ nguyên được giá trị của khóa học.
Xem thêm: Khóa đào tạo năng lực toàn diện cho quản lý – UMM (Online version)
Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp (In-House)
UMM cung cấp các chương trình đào tạo In-House cho doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả đào tạo. Với phần chương trình được “may đo” để phù hợp với nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp cùng phương pháp đào tạo độc quyền và lộ trình đào tạo rõ ràng, UMM sẽ là giải pháp giúp đội ngũ quản lý cấp trung phát triển một cách toàn diện.
Xem thêm: Chương trình đào tạo quản lý theo nhu cầu doanh nghiệp In-House
06 điều cần lưu ý trong quá trình đào tạo quản lý cấp trung
1. Xác định vai trò và trách nhiệm của quản lý cấp trung
Khi đào tạo cho quản lý cấp trung, các doanh nghiệp cần làm rõ vai trò và trách nhiệm cơ bản mà người quản lý cấp trung nên có. Bên cạnh đó, khi nắm giữ vai trò trung gian vô cùng quan trọng như thế, quản lý cấp trung nên biết các năng lực cơ bản như năng lực lãnh đạo, huấn luyện và kèm cặp nhân viên hay năng lực tổ chức và vận hành, v.v… là vô cùng cần thiết.
Xem thêm: Vai trò và trách nhiệm của nhà quản lý cấp trung
2. Các kỹ năng cần thiết của nhà quản lý cấp trung
Các nhà quản lý cấp trung sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức hoàn toàn mới khi bắt đầu sự nghiệp của mình và họ cần có nhiều kỹ năng để hoàn thành được vai trò của mình. Vì sẽ là người làm việc với cả lãnh đạo cấp cao và các bộ phận còn lại của doanh nghiệp nên các kỹ năng như giao tiếp, lãnh đạo nhóm, quản lý công việc hay giải quyết vấn đề luôn được chú trọng phát triển trong các chương trình đào tạo cho quản lý cấp trung.
Xem thêm: Top 10 kỹ năng cần thiết của nhà quản lý cấp trung
3. Đánh giá năng lực quản lý cấp trung
Sau khi xác định được vai trò cũng như các kỹ năng mà một nhà quản lý cấp trung cần có, các chương trình đào tạo sẽ chú trọng vào việc đánh giá năng lực. Thông qua phương pháp Phản hồi 360 độ, quản lý cấp trung có thể tự đánh giá năng lực của bản thân, đồng thời kết hợp với sự đánh giá từ cấp trên, đồng nghiệp xung quanh và đội ngũ của mình . Việc đánh giá đúng năng lực quản lý giúp xác định đúng kế hoạch để phát triển và xây dựng đội ngũ Manager được chính xác, đồng bộ hơn.
Xem thêm: 4 phương pháp đánh giá quản lý cấp trung hiệu quả.
4. Xây dựng lộ trình đào tạo cho quản lý cấp trung
Lộ trình đào tạo sẽ giúp doanh nghiệp cân nhắc một khung năng lực phù hợp kèm theo một lộ trình thăng tiến rõ ràng cho đội ngũ quản lý cấp trung của mình. Một lộ trình thăng tiến giúp quản lý cấp trung biết được những kỹ năng cần thiết mà họ còn thiếu sót, từ đó đưa ra các kế hoạch nâng cao năng lực bản thân về lâu dài. Lộ trình đào tạo đảm bảo các học phần có sự gắn kết chặt chẽ với quản lý cấp trung theo thời gian đồng thời tăng sự hứng thú cho người học và giảm thiểu tình trạng “đào tạo lại”.
Xem thêm: Xây dựng lộ trình đào tạo quản lý cấp trung với 05 bước đơn giản
5. Đo lường hiệu quả trước và sau khi đào tạo cho quản lý cấp trung
Sau khi thực hiện và tham gia, quản lý cấp trung cần được đo lường xem liệu các chương trình đào tạo thực sự có hiệu quả và áp dụng được vào thực tế hay không. Đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung là cần thiết khi công tác này giúp doanh nghiệp hiểu rõ mức độ tương tác, tiếp thu của người học cũng như dễ dàng theo dõi quá trình đào tạo.
Xem thêm: Quy trình đo lường hiệu quả đào tạo cho quản lý cấp trung
6. Tạo dựng văn hóa “chia sẻ – đào tạo – phát triển”
Doanh nghiệp cũng cần chú trọng xây dựng một văn hóa “chia sẻ – đào tạo – phát triển” trong quá trình đào tạo quản lý cấp trung, khuyến khích chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm cũng như hiểu biết trong nội bộ với nhau để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Khi xây dựng được một văn hóa tích cực như thế, doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng tình trạng kiến thức, kinh nghiệm đã được đào tạo sẽ bị mất khi nhân viên cũ rời đi.
Ngoài ra, một văn hóa “chia sẻ – đào tạo – phát triển” cũng góp phần tối ưu chi phí đào tạo giúp doanh nghiệp, thúc đẩy mọi người phát triển khả năng tự học cũng như sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
Xem thêm: Bí quyết xây dựng văn hóa “chia sẻ – đào tạo – phát triển”
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11