Các chương trình đào tạo được thiết kế để giúp các quản lý, cũng chính là người tham gia, có được kiến thức và kỹ năng mới, nhưng hiệu quả của việc này như thế nào thì đòi hỏi phải đánh giá hoặc đo lường hiệu quả đào tạo liên tục. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần có một quy trình đánh giá hiệu quả đạo tạo quản lý cấp trung một cách cụ thể để khám phá ra những lợi ích những khóa học mà họ cung cấp cho quản lý của mình.
Trong bài viết này, UMM sẽ cung cấp một quy trình đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung giúp doanh nghiệp đánh giá bất kỳ khóa học nào trong 4 bước đơn giản.
Nội dung bài viết:
Lợi ích của quy trình đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung
Công tác đào tạo quản lý cấp trung là việc vô cùng thiết yếu đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức ở mọi quy mô. Việc có một quy trình đo lường hiệu quả đào tạo giúp doanh nghiệp cho thể hiểu rõ hơn mức độ tương tác của người học với các chương trình khác nhau cũng như dễ dàng theo dõi quá trình đào tạo. Ngoài ra, có một quy trình rõ ràng cũng giúp doanh nghiệp định hướng cụ thể những việc cần làm để thực hiện đo lường hiệu quả đào tạo, tránh việc lãng phí thời gian cũng như tài nguyên nhân sự vào việc đánh giá.
4 bước quy trình đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung
Quy trình đo lường hiệu quả đào tạo này được phát triển dựa trên mô hình Kirkpatrick, đưa ra cách tiếp cận 4 cấp độ để đánh giá bất kỳ khóa học hoặc chương trình đào tạo nào.
Bước 1: Xác định những gì cần đo lường
Bước đầu tiên là làm cho phần đánh giá phù hợp với mục đích và quyết định những gì người quản lý cần đo lường. Cần xác định 1 trong 5 mục sau ở bước đầu tiên của quy trình đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung:
- Xác định các kết quả mong đợi và mục tiêu của khóa đào tạo
- Đo lường phản ứng của người tham gia
- Đo lường những gì đã học
- Đo lường tác động lên hành vi
- Đo lường tác động lên chiến lược kinh doanh và ROI
Để đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung một cách toàn diện, doanh nghiệp có thể muốn hoàn thành tất cả các mục trên hoặc làm theo tuần tự các giai đoạn.
Bước 2: Tạo lịch trình thực hiện đánh giá
Khi đã quyết định được những gì muốn đo lường, doanh nghiệp cần tạo cho các quản lý một lịch biểu để mỗi loại hình đánh giá được thực hiện trong thời điểm cụ thể.
- Xác định các kết quả mong đợi và mục tiêu của khóa đào tạo: Cần được xác định trước khi quá trình đào tạo được bắt đầu.
- Đo lường phản ứng của người tham gia: Phản ứng của người quản lý thường được đo lường khá sớm sau khi hoàn thành khóa đào tạo.
- Đo lường những gì đã học: Quản lý cần được tham gia hoàn thành bài kiểm tra kiến thức ngay sau chương trình đào tạo. Cũng có thực hiện kiểm tra trước khi đào tạo và sau đào tạo rồi so sánh kết quả từ mỗi bài để đánh giá toàn diện những kiến thức đã được học.
- Đo lường tác động lên hành vi & Đo lường tác động lên chiến lược kinh doanh và ROI: Để đo lường sự thay đổi hành vi cần đợi hai hoặc ba tháng sau khi hoàn thành khóa đào tạo. Điều này có tác dụng để cho quản lý có thời gian để áp dụng những gì đã được đào tạo. Điều tương tự cũng áp dụng cho việc đo lường tác động kinh doanh và lợi ích tài chính, chẳng hạn như tính toán ROI của đào tạo.
Bước 3: Thiết kế và triển khai các bảng đo lường hiệu quả đào tạo
Giai đoạn thứ ba trong quy trình này là thiết kế và triển khai các đánh giá trong các lĩnh vực muốn đo lường.
- Xác định kỳ vọng của các bên liên quan: Doanh nghiệp cần phân tích nhu cầu của khách hàng cũng như những người tham gia khóa đào tạo, cũng chính là người quản lý, để đảm bảo có thống nhất giữa kỳ vọng và thực tế.
- Đánh giá phản ứng của người tham gia: Để đo lường phản ứng của người tham gia, cách tiếp cận đơn giản nhất là thiết kế các cuộc khảo sát đơn giản.
- Đo lường những gì đã học: Các bài kiểm tra là cách tốt nhất để đánh giá kiến thức và kỹ năng mà khóa đào tạo sẽ tác động. Tuy nhiên hãy liên lạc với giảng viên, người phụ trách đào tạo để có được điều kiện đánh giá kiến thức một cách toàn diện.
- Đo lường tác động lên hành vi: Để đo lường những thay đổi về hành vi, chẳng hạn như tác động đến công việc, doanh nghiệp sẽ cần đánh giá những quản lý tham gia đào tạo tại nơi làm việc. Một số cách để đánh giá hiệu quả đào tạo cấp độ ba bao gồm: Phản hồi 360°, Quan sát tại nơi làm việc, Đánh giá trước và sau đào tạo,…
- Đo lường tác động lên chiến lược kinh doanh và ROI: Quản lý sẽ cần thu thập dữ liệu tài chính có liên quan đến kỳ vọng của các bên liên quan để giúp tính toán ROE (Lợi tức trên kỳ vọng) hoặc ROI (Lợi tức đầu tư).
Bước 4: Phân tích và báo cáo dữ liệu
Bước cuối cùng của quy trình đo lường hiệu quả đào tạo là phân tích dữ liệu đã thu thập và tạo báo cáo cho các bên liên quan. Cách tiếp cận đối với bước này sẽ phụ thuộc vào quy mô tổ chức, thời gian và ngân sách hiện có, số lượng người tham gia và yêu cầu của các bên liên quan.
Không phải tất cả các chương trình đào tạo đều yêu cầu đánh giá tất cả các cấp độ theo mô hình Kirkpatrick. Từ những dữ liệu thu được, người phụ trách đào tạo sẽ nhận định được những chỉ số nào “đạt” cũng như xác định các điểm cần điều chỉnh để tăng hiệu quả khóa học.
Tạm kết về quy trình đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung
Việc triển khai quy trình đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cũng như xác định được những điểm cần được cải thiện. Nếu doanh nghiệp muốn tiến hành đo lường hiệu quả đào tạo, UMM hy vọng sau bài viết này bạn đã có cho mình một quy trình để triển khai hoặc có thể tự phát triển quy trình riêng cho công ty mình.
Xem thêm: 4 Công cụ đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung hiệu quả
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11