Quản lý cấp trung – cánh tay đắc lực của lãnh đạo tại các doanh nghiệp – đóng vai trò như một mắt xích quan trọng, giúp kết nối người nhân viên và lãnh đạo cấp cao. Để làm tốt vai trò trách nhiệm của quản lý cấp trung, nhà quản lý cấp trung cần xác định đúng những vai trò trách nhiệm ấy là gì. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá vai trò & trách nhiệm của nhà quản lý cấp trung. Cùng xem nhé!
Nội dung bài viết:
Vai trò trách nhiệm của quản lý cấp trung là gì?
Quản lý cấp trung mang trên mình 02 trách nhiệm chính đó là: Quản lý công việc và lãnh đạo con người.
Nhà quản lý cần đảm bảo thực hiện tốt công việc của cá nhân và của cả đội nhóm. Nhà quản lý đóng một vai trò trong việc quyết định thành bại của đội nhóm. Quản lý cấp trung mang trên mình trách nhiệm quản lý nhân viên dưới quyền, hướng dẫn họ thực thi các hoạt động mà cấp trên giao xuống nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Các công việc của quản lý cấp trung thường bao gồm: Lên kế hoạch thực thi chi tiết cho đội nhóm; Sắp xếp và phân công công việc một cách hiệu quả. Hai công việc này tượng trưng cho hai vai trò liên quan đến công việc của nhà quản lý cấp trung là Planner và Organizer.
Người ta thường nhầm lẫn rằng việc lãnh đạo con người chỉ cần ở các quản lý cấp cao trong tổ chức, vì họ quan niệm rằng quản lý cấp thấp chỉ cần quan tâm đến hiệu quả công việc là đủ. Tuy nhiên, là một người làm việc trực tiếp với nhân viên – lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp, nhà quản lý cấp trung cần quan tâm đến việc lãnh đạo con người hơn bao giờ hết. Theo đó, nhà quản lý cần có khả năng gây ảnh hưởng đến nhân viên và huấn luyện họ trở thành một người nhân viên tốt – tốt về cả thái độ lẫn kỹ năng. Hai khả năng này cũng tương ứng với hai vai trò khác của nhà quản lý cấp trung là Leader và Coach.
Vai trò trách nhiệm của quản lý cấp trung theo mô hình P.LOC
P.LOC là mô hình cho thấy bức tranh toàn cảnh về vai trò trách nhiệm của quản lý cấp trung. Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý công việc và lãnh đạo con người của mình, nhà quản lý cần thực hiện tốt 04 vai trò của mình là nhà lập kế hoạch – Planner, nhà lãnh đạo – Leader, nhà tổ chức, vận hành – Organizer và nhà huấn luyện – Coach.
Planner – Nhà lập kế hoạch của đội ngũ
Nhà quản lý cần trở thành một nhà lập kế hoạch để đưa ra đường hướng cụ thể cho đội ngũ của mình thực thi. Sở hữu năng lực lập kế hoạch tốt cho phép nhà quản lý cấp trung dễ dàng xác định mục tiêu và lựa chọn các phương thức để thực hiện mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Có một kế hoạch tốt sẽ giúp cho mọi hoạt động diễn ra trơn tru và dễ dàng theo dõi, từ đó nhà quản lý cũng dễ ứng phó hơn với những sự cố xảy ra trong quá trình làm việc. Đồng thời, việc sở hữu một kế hoạch hành động hiệu quả giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đây cũng là cách ngầm khẳng định vai trò quan trọng của nhà quản lý cấp trung.
Để cải thiện năng lực lập kế hoạch, nhà quản lý cấp trung có thể áp dụng mô hình PDCA – trong đó P: Plan – lập kế hoạch, D: Do – thực hiện, C: Check – Kiểm tra, A: Action – điều chỉnh. PDCA là cơ sở giúp quy trình lập kế hoạch được cải tiến liên tục và đạt được mục tiêu đề ra.
Leader – Nhà lãnh đạo tài ba
Một người lãnh đạo giỏi là một người sở hữu khả năng tác động đến người khác và tạo ra được kết quả như mong đợi. Có 05 cấp độ lãnh đạo mà nhà quản lý cấp trung cần biết, đó là:
Cấp 1: Mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải đi theo (Position)
Cấp 2: Mọi người đi theo bạn vì họ muốn thế (Permission)
Cấp 3: Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức (Production)
Cấp 4: Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn làm cho họ (People development)
Cấp 5: Mọi người đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì (Pinnacle)
Để nâng cao năng lực lãnh đạo, nhà quản lý cần thực hiện các bài test, đánh giá năng lực hiện tại. Từ đó, biết được điểm mạnh, yếu của bản thân và so sánh với mục tiêu của tổ chức, áp dụng khung năng lực và tham gia vào các khóa đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo phù hợp.
Bạn có thể quan tâm:
- 04 Phương pháp đánh giá năng lực quản lý cấp trung hiệu quả
- MÔ HÌNH CIPP | CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ĐÀO TẠO HIỆU QUẢ
Organizer – Nhà tổ chức, vận hành chuyên nghiệp
Sở hữu một kế hoạch hoàn hảo nhưng không biết cách tổ chức vận hành là một thất bại lớn của người quản lý. Vận hành công việc tốt đồng nghĩa với kết quả nhận lại sẽ tích cực. Nhà quản lý sẽ tiết kiệm được thời gian, nguồn lực và thích ứng nhanh hơn với những thay đổi bất thường trong quá trình làm việc.
Để vận hành tốt, nhà quản lý cần trình bày hiệu quả kế hoạch của mình với cấp dưới – một lần nữa cần đến kỹ năng giao tiếp; điều phối cuộc họp hiệu quả nhanh chóng; và cuối cùng là giao việc hiệu quả.
Nhằm giúp nâng cao năng lực tổ chức và vận hành cho nhà quản lý cấp trung, mô hình ICCPI được ra đời. Theo đó, mô hình tập trung vào 05 lĩnh vực trọng tâm là: Intent – Ý định, Culture – Văn hóa, Communication – Giao tiếp, Process – Quy trình, Innovation – Đổi mới.
Coach – Nhà huấn luyện
Người huấn luyện là vai trò cuối cùng mà nhà quản lý cấp trung phải đảm nhiêm. Trở thành người huấn luyện thay vì người kiểm soát sẽ giúp nhà quản lý tiết kiệm được thời gian và sức lực, bởi lúc này người quản lý không cần phải giám sát nhân viên quá nhiều, họ đã tự ý thức hoàn thành công việc của mình để đạt mục tiêu chung.
Nhân viên là lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp, họ trực tiếp thực thi các công việc và tạo ra kết quả. Trở thành nhà huấn luyện giúp thúc đẩy tinh thần làm việc và phát triển của nhân viên, bởi lúc này người nhân viên được thỏa mãn nhu cầu học hỏi, cũng như cảm thấy được tôn trọng vì không bị người quản lý cấp trên kiểm soát quá nhiều.
Nhà quản lý cấp trung có thể nâng cao năng lực huấn luyện và kèm cặp nhân viên bằng cách áp dụng mô hình STEPPPA: Subject, Target, Emotion, Perception, Plan, Pace, Act.. Mô hình này hoạt động như một quá trình, trong đó bối cảnh, cảm xúc và vấn đề được sử dụng để xác định và hành động để hướng tới các mục tiêu mới.
Lời kết về vai trò trách nhiệm của quản lý
Để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm trong tổ chức, nhà quản lý cấp trung – hay bất kể người làm tại vị trí nào đi chăng nữa – đều cần học hỏi, áp dụng, thử và sai liên tục để cải thiện năng lực của mình. Trong đó, vấn đề về đào tạo quản lý cấp trung nên được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bởi vì chỉ khi nhà quản lý được đào tạo đúng, họ sẽ thay đổi tư duy và hành động đúng hướng, tạo ra kết quả tích cực, góp phần nâng cao vai trò trách nhiệm của quản lý cấp trung.
Hy vọng những chia sẻ về vai trò và trách nhiệm của quản lý cấp trung từ UMM giúp ích được đến bạn. Đừng quên truy cập website UMM mỗi ngày để cập nhật những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực đào tạo quản lý cấp trung bạn nhé!
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11