Đối với nhà quản lý đôi lúc việc quản lý nhóm làm việc của mình không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi mới bắt đầu sự nghiệp, nhà quản lý chỉ chuyên tâm chịu trách nhiệm về công việc của mình, nhưng hiện tại bạn trở thành người lãnh đạo, truyền cảm hứng cho đội ngũ.
Nghe và đọc lý thuyết chắc chắn dễ dàng hơn là thực hiện. Quản trị đội ngũ là một việc không phải nhà quản lý nào cũng giải quyết dễ dàng và suôn sẻ. Chính vì vậy, làm thế nào để bạn trở thành một nhà quản lý tài giỏi, người thể hiện khả năng gắn kết và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhân viên? Dưới đây là một số mẹo hàng đầu của VMP để giúp bạn quản lý đội ngũ hiệu quả.
Tổng quan: Năng lực toàn diện của Quản lý cấp trung.
Nội dung bài viết:
#1 Tổ chức và triển khai công việc phù hợp cho từng cá nhân
Tổ chức và triển khai công việc là nhiệm vụ của một nhà quản lý. Người quản lý phải có khả năng tổ chức và triển khai nhằm đảm bảo sự cân bằng, đồng đều giữa các thành viên với nhau để công việc không bị gián đoạn bởi bất kỳ lý do gì.
Với các thành viên, khi nhận công việc được giao cần phải biết cách thực thi công việc thế nào cho khoa học, không để tiến trình diễn ra đình trệ, đảm bảo cần hoàn thành đúng thời hạn đặt ra.
#2 Giám sát và điều chỉnh kịp lúc
Là quản lý, bạn phải giám sát mọi hoạt động của từng thành viên để có những điều chỉnh công việc cho hợp lý. Không chỉ công việc, nhà quản lý còn phải điều chỉnh các mối quan hệ giữa các thành viên. Sự chủ động là điều cốt yếu để các thành viên thường xuyên đóng góp ý kiến, trình bày quan điểm của mình
#3 Phản hồi một cách tích cực
Đừng trở thành một cấp trên chỉ đưa ra phản hồi khi bạn có điều gì để chỉ trích. Bằng cách cung cấp cho nhân viên những phản hồi tích cực, điều đó giúp xây dựng lòng tin của họ. Đồng thời, những phản hồi tích cực giúp nhân viên có năng lượng để tham gia vào những dự án tương lai. Vì thế, nhà quản lý phải thừa nhận những công sức và kết quả mà họ đã tạo ra.
#4 Xử lý xung đột
Khi có xung đột nội bộ, nhà quản lý tuyệt đội không được bỏ qua hoặc xử lý một cách chung chung. Việc nhắm mắt làm ngơ có thể dẫn đến bầu không khí tiêu cực, điều này có thể ảnh hướng đến năng suất của nhân viên và giao tiếp giữa các thành viên bị ảnh hưởng.
Một vấn đề nội bộ phát sinh, điều quan trọng là bạn phải nắm được thông tin và nhanh chóng xử lý cùng với đó là sự công bằng giữa các thành viên.
#5 Để nhân viên có ý thức chịu trách nhiệm
Một trong những vấn đề nhức nhối trong việc quản trị đội ngũ chính là làm thế nào để khiến nhân viên biết chịu trách nhiệm với mỗi hành động của họ. Chắc chắn, không ai là không từng mắc sai lầm trong công việc và quan trọng họ có thừa nhận những lỗi sai đó.
Ý thức chịu trách nhiệm trong công việc cần được nhà quản lý xây dựng và tạo thành văn hóa trong nhóm của mình. Hãy khen ngợi khi nhân viên vượt KPI, công nhận kết quả mà mỗi nhân viên đã cố gắng hoàn thành và phản hồi trực tiếp khi họ chưa để đặt được mục tiêu.
#6 Hãy quyết đoán
Muốn quản lý nhóm làm việc một cách thành thành công, bạn cần có một khả năng đưa ra các quyết định quan trọng một cách dứt khoát. Làm một nhà quản lý không có chỗ cho sự do dư hay lung lay trong quyết định của mình. Do đó, nhà quản lý cần phải kiên định “khẩu súng” và hướng đến những kết quả cảm thấy tốt nhất với đội ngũ lẫn tổ chức.
Quản lý đội ngũ là một hành trình trong bộ khung 4 năng lực của một nhà quản lý hiện đại cần phải có mà UMM đã xây dựng và thiết kế nên. Muốn dẫn dắt một đội ngũ “đi đến” những chiến thắng, nhà quản lý cần có những phương pháp đúng, tư duy mở và kỹ năng thích hợp.
Xem thêm bài viết liên quan:
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11