Quản lý bản thân - "Viên gạch" gây dựng sự nghiệp

Quản lý bản thân – “Viên gạch” gây dựng sự nghiệp

Đánh giá post

Đã từng có nhà quản lý nào quan tâm đến cách làm chủ bản thân mình trước khi học các kỹ năng chuyên môn hay chưa? Quản lý là một vị trí đòi hỏi chúng ta luôn không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức, tư duy, kinh nghiệm. Từ đó mới có thể vận hành đội ngũ một cách trơn tru nhất.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau đến với câu hỏi “quản lý bản thân là gì” nhằm hiểu rõ hơn về vai trò này. Đây cũng chính là khả năng cần phải có trước tiên của một người làm quản lý. Bởi vì nếu không làm chủ bản thân, bạn làm thế nào để quản lý đội ngũ của mình?

Xem thêm: Năng lực toàn diện của Quản lý cấp trung.

Quản lý bản thân là gì?

Khi đứng ở vai trò của một nhà quản lý nói đến “quản lý bản thân” có nghĩa bạn phải tự chủ cảm xúc, hành vi, luôn có trách nhiệm cho hành động của mình và cố gắng thực hiện mọi việc tốt nhất có thể.

Một nhà quản lý làm chủ bản thân biết được: Bản thân muốn và không muốn gì, thuận lợi và thách thức khi thực hiện mục tiêu, biết điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với toàn đội, vạch ra những kế sách để xử lý vấn đề bất trắc, đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra.

Dưới đây là 6 điều cần làm để một nhà quản lý biết cách tự chủ chính mình

#1 Quản lý thời gian

Quản lý thời gian là vấn đề đặc biệt khó khăn đối với những người ở vị trí Midle Manager (Supervisor, Team leader, Manager). Các lãnh đạo cấp cao có thể ủy quyền, nhân viên được trả tiền theo giờ. Nhưng các nhà quản lý cấp trung đóng vai trò ở giữa thường chịu áp lực từ 2 nhóm trên và thường được kỳ vọng làm thêm giờ để hoàn thành công việc.

Quản lý thời gian
Quản lý thời gian

Một chuyên gia tâm thần học đã từng chia sẻ “Chừng nào chưa coi trọng bản thân, bạn còn chưa coi trọng thời gian.” Trong cuộc sống cũng như công việc, ta không thanh toán mọi thứ bằng tiền mà bằng thời gian của họ. Vì vậy thay vì nghĩ đến việc bạn làm và thứ bạn mua dưới dạng tiền bạc, hãy nghĩ tới chúng dưới dạng thời gian. Hãy nghĩ xem điều gì đáng để bạn dành trọn cả cuộc đời? Từ đó bạn sẽ có cách quản lý thời gian hiệu quả hơn.

#2 Cho bản thân tư duy tích cực

Khi suy nghĩ tích cực, nhà quản lý có thể giữ động lực và tập trung để đạt được mục tiêu của mình, thay vì lo lắng về thất bại. Hãy tìm một điều tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh khó khăn, chúng sẽ thôi thúc ta có thể tiến lên phía trước để tiến đến thách thức tiếp theo.

Tư duy tích cực
Tư duy tích cực

Ngoài ra, sử dụng những phương thức (thể thao, thiền,…)  nhằm giảm mức độ căng thẳng khi mọi thứ trở nên khó khăn, quá tải.

#3 Điều khiển cảm xúc

Nếu hiểu được nhân viên của mình, nhà quản lý có thể sử dụng thế mạnh từ họ để tạo ra các mối quan hệ làm việc tốt hơn. Các nhà quản lý biết tự chủ bản thân đó là do họ có thể tự chủ điều khiển cảm xúc cùa mình.

Điều khiển cảm xúc
Điều khiển cảm xúc

Có nghĩa họ có khả năng hiểu được cảm xúc riêng của mình cũng như mọi người xung quanh. Nếu đặt được sự đồng cảm với nhân viên, nhà quản lý diễn đạt và đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân.

#4 Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu

Luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu
Luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu

Nếu là người quản lý mới, sẽ không ai mong đợi bạn biết tất cả mọi thứ. Đừng ngại đặt câu hỏi hoặc tìm cách làm rõ những thứ mình không hiểu. Bạn phải sẵn sàng lắng nghe và học hỏi từ đồng nghiệp cùng cấp cũng như nhân viên của mình.

#5 Luôn đề cao sự chủ động

Thay vì chờ đợi mọi thứ xảy ra, hãy chủ động tìm cách, từ phía nhà quản lý cũng như nhân viên. Ví dụ, nếu bạn thấy nhân viên có cách để cải thiện một quá trình, hãy khuyến khích họ chia sẻ ý tưởng với mình. Tuyệt đối đừng bác bỏ sáng kiến của nhân viên. Những sáng kiến của nhân viên cũng là một cách tốt để ta học hỏi và phát triển hơn về phương pháp làm việc

Đề cao sự chủ động
Đề cao sự chủ động

Nếu bạn thấy những lời đóng góp ý kiến giúp ta có thể đi xa hơn cho sự nghiệp của mình, hãy ủy thác cho họ. Hoặc nhân viên cần bạn giúp đỡ, hãy luôn sẵn lòng đề nghị giúp đỡ họ khi cần.

#6 Quản lý lời nói

Đừng nghĩ rằng là một người cấp trên thì chúng ta có thể tùy tiện nói những gì mình suy nghĩ. Lời nói của một nhà quản lý giỏi luôn có “sức nặng” với nhân viên, chính vì vậy từng câu chữ cần phải phù hợp với ngữ cảnh, đối tượng hướng đến. Lời nói, chúng phản ánh rất rõ những gì ta suy nghĩ và hành động, do đó khi nhân viên khi lắng nghe, họ đánh giá luôn cả tính cách, khả năng làm việc, tư duy cấp trên của mình.

Quản lý lời nói
Quản lý lời nói

Hãy sử dụng ngôn từ một cách tốt nhất, đừng để chúng “giết chết”, gây rạn nứt nội bộ. Đừng nói những điều hàn lâm, lý thuyết dài dòng với nhân viên. Nhà quản lý chỉ cần nói đúng trọng tâm, chắt lọc những ý ngắn gọn và súc tích.

QUẢN LÝ BẢN THÂN là một hành trình trong bộ khung 5 cấp độ của một nhà quản lý hiện đại cần phải có mà UMM đã xây dựng và thiết kế nên. Nếu bạn muốn quản trị cả một tập thể cho thật hiệu quả, đầu tiên hãy thấu hiểu và tự chủ chính mình trước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call to VMP :
18006981
Messenger VMP
Zalo with VMP