Yếu tố để phân biệt một nhà quản lý tầm trung và tài giỏi chính là khả năng phát triển đội ngũ hiệu quả. Thế nhưng, với nhiều nhà quản lý hiện nay vẫn có quan điểm phát triển đội ngũ thuộc trách nhiệm của phòng nhân sự hoặc luôn thoái thác vì không có thời gian để thực hiện. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm, bởi phát triển đội ngũ có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng khả năng gắn kết và sự tận hiến của nhân viên.
Đồng thời, phát triển nhân viên là một sáng kiến dài hạn và chúng tác động sâu sắc đến hiệu suất công việc góp phần đến sự đi lên của đội ngũ lẫn doanh nghiệp. Để nhân viên phát triển khả năng của mình, bạn không nhất thiết cần một chương trình học. Cùng UMM đến với 5 cách làm sau đây vừa giúp bạn luôn có thể phát triển đội ngũ hiệu quả vừa không tốn quá nhiều chi phí lẫn thời gian
Xem thêm: Năng lực toàn diện của Quản lý cấp trung.
Nội dung bài viết:
Lắng nghe sâu
Hãy nhớ lại những trải nghiệm trong quá khứ khi nhà quản lý cố gắng để truyền tải một điều quan trọng đến ai đó, nhưng họ lại không quan tâm hoặc chỉ chực chờ bạn nói xong để phát biểu ý kiến. Ngược lại, cảm giác của bạn như thế nào khi giao tiếp với một cá nhân hoàn toàn chú tâm vào điều mình nói, lắng nghe những chia sẻ của bạn với tâm trí rộng mở và không phán xét.
Tương tự, hãy đặt mình ở vị trí của nhân viên khi bắt đầu cuộc trò chuyện, họ sẽ có cảm giác phấn khích để chia sẻ những điều họ đang nghĩ, những giải pháp ấp ủ khi nhận thấy bạn đang lắng nghe sâu. Vì vậy, nhà quản lý bắt đầu cuộc trò chuyện với tinh thần tập trung, chú tâm lắng nghe sâu người đối diện hơn là chờ đợi họ nói để phản biện.
Đặt những câu hỏi mở
Ở vị trí quản lý, bạn thường xuyên ra chỉ thị hoặc hướng dẫn công việc cho cấp dưới. Song, muốn phát triển đội ngũ hiệu quả, vai trò ấy sẽ đảo ngược lại. Nhà quản lý là người đặt nhiều câu hỏi mở hơn và nhân viên sẽ là người trả lời từ góc nhìn của họ.
Những câu hỏi mở trong trường hợp này có vai trò như công cụ “hướng dẫn” nhân viên dần tìm ra những mục tiêu và thách thức thông qua câu trả lời của chính họ. Phương pháp này giúp gia tăng sự tham gia của nhân viên. Điều này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy nhân viên góp sức chủ động giải quyết các vấn đề chung.
Về phía quản lý, qua những câu hỏi bạn cũng sẽ nhận ra cách nhân viên đang suy nghĩ, những mối quan tâm hiện thời của họ để xây dựng chiến lược củng cố nội bộ sát với nhu cầu thực tế.
Đẩy nhân viên đến giới hạn của họ
Mặc dù không muốn gây áp lực lên đội ngũ, nhưng để họ phát triển, nhà quản lý cần phải đẩy từng cá nhân ra khỏi vùng an toàn của mình. Những nhân tố chán nản, thờ ơ có nhiều khả năng buông lơi trách nhiệm của mình, chính vì thế họ cần phải được thử thách để phát triển. Đánh giá kinh nghiệm và xem xét kỹ năng của từng người.
Sau đó, trao việc để họ đảm nhận nhiệm vụ hoặc vai trò mới giúp bản thân phát triển. Luôn trong tâm thế sẵn sàng hỗ trợ khi nhân viên có câu hỏi.
Huấn luyện qua bữa trưa
Đây là một cách làm đã có từ lâu nhưng vẫn mang lại những hiệu quả nhất định (hình thức này thường được gọi là phương pháp Brown bag Lunches). Việc đào tạo này đơn giản chỉ là nhà quản lý dùng bữa trưa với đội ngũ, đưa ra chủ đề bất kỳ, cùng nhau thảo luận từ cuộc sống đến công việc đều được.
Qua bữa trưa, nhà quản lý thoải mái trò chuyện, tương tác thậm chí đùa cợt để truyền tải một thông điệp về kiến thức, kỹ năng hay đơn giản là chia sẻ kinh nghiệm. Một mẫu chuyện vui có ý nghĩa giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm giúp nhân viên dễ nhớ và luôn cởi mở tiếp nhận.
Đồng thời, phương pháp này rất thiết thực để nhà quản lý giúp nhân viên cân bằng cuộc sống – công việc. Với bất cứ chủ đề nào, bạn đều đem lại một sự thư giãn và vui vẻ cho nhân viên, nhớ không quên đào tạo họ.
Luân chuyển vị trí
Luân chuyển là một hình thức phát triển đội ngũ thông qua việc thay đổi tính chất công việc và môi trường làm việc cho nhân viên, giúp họ có được các trải nghiệm khác nhau trong việc xác định con đường sự nghiệp sau này. Đây là một hình thức phù hợp với các cá nhân mới vào và còn đang mơ hồ về công việc của mình.
Bên cạnh đó, luân chuyển cũng mang lại cho nhân viên cũ các kinh nghiệm mới, trải nghiệm mới tại một môi trường mới để họ có cơ hội tự học hỏi, hoàn thiện các kỹ năng còn thiếu sót.
Luân chuyển giúp nhân viên có được góc nhìn mới về tổng thể trong doanh nghiệp, mở rộng mối quan hệ đồng nghiệp, trau dồi kinh nghiệm và phát triển các tốt chất tiềm ẩn. Đây là hình thức được nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới áp dụng để sàng lọc ra nhân tài thực sự cho các vị trí quản lý trong tương lai.
Những lời chia sẻ trên đây cho các nhà quản lý nhận thấy một điều, phát triển đội ngũ hiệu quả là một hoạt động đa dạng cách thức. Các nhà quản lý muốn đội ngũ phát triển luôn phải linh hoạt, chủ động và sáng tạo thông qua công việc. Và phát triển đội ngũ hiệu quả là một hành trình trong bộ khung 4 năng lực của một nhà quản lý hiện đại cần phải có mà UMM đã xây dựng và thiết kế nên.
Cùng xem thêm bài viết liên quan khác:
Bài viết liên quan
05 Nhóm đối tượng tác động đến chiến lược đào tạo doanh nghiệp
Chiến lược đào tạo là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực
Th12
Training Lab – Sự kiện xây dựng chiến lược đào tạo năm 2025 dành cho L&D
Bạn đang tìm giải pháp xây dựng chiến lược đào tạo vừa thực tế
Th11