Các lợi ích của đào tạo nội bộ là điều mà tất cả chúng ta có thể thấy rõ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ và thực hiện quy trình xây dựng chương trình đào tạo doanh nghiệp một cách hệ thống.
Để cung cấp thông tin chi tiết và xác thực về quá trình này, VMP Academy mời bạn tham khảo bài viết về 6 bước để lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mọi doanh nghiệp.
Nội dung bài viết:
I. Đào tạo doanh nghiệp là gì?
Xây dựng chương trình đào tạo doanh nghiệp là việc lập kế hoạch và tổ chức các khóa học và chương trình cho doanh nghiệp dưới sự tư vấn của các chuyên gia. Đây được coi là mục tiêu quan trọng trong mọi doanh nghiệp, tạo cơ sở quan trọng để đạt được các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong kinh doanh. Hơn nữa, nó đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, chính là mục đích cốt lõi của đào tạo nội bộ.
Xem thêm: Quản trị MBO là gì? Quy trình 8 bước quản trị theo mục tiêu MBO
II. Các hình thức của xây dựng chương trình đào tạo doanh nghiệp
Chúng ta có thể thực hiện việc xây dựng chương trình đào tạo doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là ba hình thức phổ biến nhất mà các doanh nghiệp thường áp dụng khi xây dựng chương trình đào tạo:
1. Họp nội bộ định kỳ
Buổi họp nội bộ định kỳ thường được tổ chức thông qua các cuộc gặp mặt toàn bộ công ty hoặc theo từng nhóm định kỳ. Hình thức này thường được sử dụng khi muốn đào tạo về một chủ đề hoặc kỹ năng cụ thể mà tất cả nhân viên cần biết.
2. Đào tạo qua công việc
Chương trình đào tạo nội bộ qua công việc cho phép nhân viên học hỏi thông qua việc thực hiện công việc thực tế. Hình thức đào tạo này thường phù hợp với các công việc có tính thực hành cao, như hướng dẫn về một phương pháp làm việc mới hoặc áp dụng một phần công việc mới.
Xem thêm: Mô hình AIDA là gì? Vai trò và Ví dụ về mô hình AIDA trong Marketing?
3. Coaching – Huấn luyện và kèm cặp 1-1
Hình thức coaching 1-1 là khi nhà quản lý hoặc nhân viên nhiều kinh nghiệm, hướng dẫn trực tiếp cho người mới hoặc thiếu năng lực, nhằm nâng cao kỹ năng cho họ. Hình thức đào tạo này giúp nhân viên tiến bộ nhanh chóng trong thời gian ngắn
III. 6 bước xây dựng chương trình đào tạo doanh nghiệp
Để đảm bảo phát triển toàn diện và thống nhất cho đội ngũ nhân sự, doanh nghiệp cần thiết lập một chương trình đào tạo bài bản.
Bước 1. Đánh giá nhu cầu đào tạo và định hướng phát triển của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp của bạn đang xây dựng chiến lược kinh doanh, quy hoạch nhân sự, hoặc đặt ra các vấn đề cụ thể, hãy xác định nhu cầu đào tạo là gì và mục tiêu phát triển nào cần đạt được. Bạn đang phải thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất để đáp ứng sản phẩm mới? Bạn cần điều chỉnh để nâng cao hiệu suất và giảm chi phí cho sản phẩm hiện tại? Để đạt giải quyết được vấn đề này, việc đảm bảo nhân viên hiểu và thích nghi với các quy trình sản xuất là rất quan trọng.
Bước 2. Xác định mục tiêu đào tạo
Sau khi đã xác định chiến lược kinh doanh, bước tiếp theo là xác định mục tiêu đào tạo. Để làm điều này, bạn cần xem xét những yêu cầu đào tạo cụ thể để đạt được mục tiêu kinh doanh đã xác định trước đó. Điều quan trọng là làm rõ các vấn đề sau:
- Vai trò và trách nhiệm của nhân viên: Xác định vai trò và trách nhiệm cụ thể của từng nhân viên trong việc đóng góp vào mục tiêu kinh doanh.
- Các đích đến cần đạt: Xác định những kết quả hoặc đích đến cụ thể mà nhân viên cần đạt để đảm bảo họ có thể hoàn thành các vai trò và trách nhiệm của mình.
Mục tiêu đào tạo là trọng tâm của việc xây dựng chương trình đào tạo, và chúng sẽ định hình hướng dẫn và đánh giá kết quả của chương trình. Để mục tiêu đào tạo thực sự hiệu quả, chúng cần tuân thủ tiêu chí SMART:
- Cụ thể (Specific): Mục tiêu phải được đặt ra một cách rõ ràng và cụ thể để tất cả mọi người có thể hiểu.
- Có thể đo lường (Measurable): Mục tiêu cần có khả năng đo lường bằng cách sử dụng các tiêu chí hoặc chỉ số cụ thể.
- Khả thi (Achievable): Mục tiêu phải khả thi và nằm trong khả năng của tổ chức và người học.
- Thực tế (Realistic): Mục tiêu phải phù hợp với chiến lược dài hạn của tổ chức hoặc doanh nghiệp.
- Thời hạn (Timetable): Mục tiêu cần có thời gian hoàn thành xác định.
Đặt các mục tiêu rõ ràng cho nhân sự và sử dụng các phương tiện kiểm tra kiến thức thông qua bài kiểm tra, phỏng vấn và thực hành thực tế.
Bước 3. Lên kế hoạch chương trình đào tạo
Trước khi thực hiện đào tạo, quá trình lên kế hoạch là 1 yếu tố quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của nó. Một kế hoạch đầy đủ bao gồm các yếu tố sau:
- Tập trung vào người học: Đặt người học vào tâm điểm của chương trình đào tạo. Chương trình cần phải phù hợp với họ và tạo điều kiện để họ tham gia tích cực.
- Nội dung liên quan đến mục tiêu: Tất cả nội dung và hoạt động đào tạo cần phải liên quan trực tiếp hoặc giúp đỡ trong việc đạt được mục tiêu đào tạo.
- Buổi thực hành và ví dụ thực tế: Cung cấp cơ hội cho người học thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tế để họ có thể hiểu rõ hơn và nhớ lâu hơn.
- Tương tác và hỏi đáp: Tạo điều kiện cho sự tương tác giữa người học và người đào tạo. Khuyến khích hỏi đáp và thảo luận để họ có cơ hội nắm bắt sâu hơn.
- Phân chia nội dung hợp lý: Không nên đào tạo quá nhiều thông tin trong một buổi. Phân chia nội dung thành các buổi nhỏ hơn để người học có thể tiếp thu tốt hơn.
- Liên kết giữa các buổi đào tạo: Mỗi buổi đào tạo cần phải liên kết với nhau để tạo ra một lộ trình học tập mạch lạc và có logic.
Bước 4. Bắt đầu xây dựng chương trình và tài liệu
Trong bước này, bạn bắt đầu xây dựng chương trình đào tạo cùng với tài liệu học và giáo trình. Việc thiết kế tài liệu đào tạo cần phải hấp dẫn, dễ hiểu, và có tính tương tác để hỗ trợ quá trình học tập. Hãy tạo nội quy đào tạo, cung cấp hướng dẫn về chương trình đào tạo, và sử dụng các phương tiện trực quan như PowerPoint, biểu đồ, áp phích, và các tài liệu khác để làm cho quá trình học tập thú vị và hiệu quả.
Bước 5. Triển khai đào tạo
Chuẩn bị cẩn thận trước khi triển khai đào tạo sẽ giúp quá trình này diễn ra một cách suôn sẻ. Dưới đây là hai lưu ý quan trọng:
Lên lịch trước: Xác định lịch trình cho các hoạt động đào tạo trước, sau đó triển khai và huy động các nguồn lực cần thiết theo lịch trình này.
Xác định danh sách học viên: Chọn danh sách những người cần được đào tạo dựa trên chức danh, quy mô và nhu cầu đào tạo của tổ chức.
Bước 6. Đánh giá kết quả đào tạo
Đây là bước quan trọng để đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo và đánh giá mức độ thành công.
- Thu thập phản hồi từ nhân viên: Đánh giá xem liệu thông tin và bài học có hữu ích và hấp dẫn đối với nhân viên không. Họ có những đề xuất nào để cải thiện chương trình đào tạo? Thu thập phản hồi từ những người tham gia sẽ giúp bạn cải thiện và điều chỉnh chương trình đào tạo cho lần tiếp theo.
- Đánh giá hiệu suất của nhân viên: Xem xét tỷ lệ những nhân viên thể hiện thái độ tích cực khi tham gia đào tạo. Đánh giá bằng cách kiểm tra xem có bao nhiêu người thực sự hiểu và tiếp thu nội dung khóa học một cách đầy đủ.
- Đánh giá chương trình đào tạo: Sử dụng dữ liệu thu thập được để đánh giá chương trình theo các tiêu chí đo lường khác nhau để thấy được hiệu quả của chương trình đào tạo.
Việc thực hiện các bước đánh giá này, giúp đảm bảo rằng chương trình đào tạo không chỉ cung cấp kiến thức mà còn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
IV. Kết luận
Lập kế hoạch theo các bước xây dựng chương trình đào doanh nghiệp như đã trình bày ở trên sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro lãng phí tài nguyên và nguồn lực vào các buổi đào tạo không hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được kết quả mong muốn, bạn vẫn sẽ cần một đội ngũ chuyên gia và hệ thống quản lý đào tạo chuyên nghiệp.
Xem thêm:
Bài viết liên quan
6 Bước xác định nhu cầu đào tạo hiệu quả dành cho Trainer
Phân tích nhu cầu đào tạo (TNA) đóng vai trò nền tảng cốt lõi
Th7
Hai yếu tố tạo nên nhà quản lý bền vững | UMM
Nhà quản lý bền vững khi và chỉ khi cân bằng được hai yếu tố:
Th4