ÁP DỤNG KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO NHÓM PHÙ HỢP TRONG 5 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

ÁP DỤNG KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO NHÓM PHÙ HỢP TRONG 5 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

Đánh giá post

Kỹ năng lãnh đạo nhóm là một trong những kỹ năng cần thiết của nhà quản lý cấp trung. Với năng lực này, nhà quản lý có thể xây dựng đội ngũ nhân viên gắn kết và vững mạnh. 

Vậy 5 giai đoạn phát triển trong lãnh đạo nhóm là gì? Ứng với mỗi giai đoạn, cần áp dụng kỹ năng nào cho phù hợp? Hãy tham khảo qua bài viết sau.

5 Giai đoạn phát triển trong kỹ năng lãnh đạo nhóm là gì?

5 giai đoạn trong lãnh đạo nhóm được phát triển bởi nhà tâm lý học Bruce Tuckman năm 1965. Mô hình này mô tả chặng đường các nhóm trải qua để đạt được mục tiêu chung. Theo Tuckman, 5 giai đoạn mà mọi đội nhóm sẽ phải vượt qua bao gồm: Hình thành, Sóng gió, Ổn định, Hiệu suất cao, và Thoái trào.  

Quản lý muốn cải thiện kỹ năng lãnh đạo nhóm cần nắm được đội nhóm của mình đang ở giai đoạn nào. Nhờ vậy, họ có thể thể hiện vai trò lãnh đạo của mình một cách hiệu quả nhất.

Áp dụng kỹ năng lãnh đạo nhóm nào trong mỗi giai đoạn?

Giai đoạn 1: Hình thành (Forming)

Giai đoạn hình thành trong kỹ năng lãnh đạo nhóm
Giai đoạn hình thành trong kỹ năng lãnh đạo nhóm

Đây là thời điểm để các nhân viên làm quen với nhau cũng như với vai trò của họ trong nhóm. Ban đầu, các thành viên vẫn còn những bỡ ngỡ và khó mở lòng với mọi người xung quanh.

Kỹ năng lãnh đạo nhóm mà quản lý cần áp dụng ở giai đoạn này là điều hành. Họ sẽ điều phối cuộc họp, xác định những mục tiêu chung và quy tắc trong nhóm. Bên cạnh đó là phổ biến nhiệm vụ của từng thành viên và tạo không khí thoải mái trong nhóm.

Giai đoạn 2: Xung đột (Storming)

Giai đoạn 2: Xung đột
Giai đoạn 2: Xung đột

Ở giai đoạn này, các thành viên đã bắt đầu làm việc cùng nhau. Song song với đó, các xung đột giữa họ cũng xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân có thể đến từ sự khác biệt trong phong cách làm việc, quan điểm hay cách cư xử với nhau. Ngoài ra, nỗ lực của cả nhóm chưa mang lại kết quả cụ thể cũng gây ra tâm lý hoang mang. Vì vậy, các thành viên thường khó đạt được sự đồng thuận trong mỗi quyết định.

Để lãnh đạo nhóm hiệu quả trong giai đoạn này, nhà quản lý nên lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người qua những cuộc họp nhóm. Nhờ vậy, quản lý có thể nắm bắt suy nghĩ của mỗi cá nhân để đưa ra lời khuyên phù hợp. Ngoài ra, việc ngồi lại và lắng nghe nhau giúp các thành viên hiểu và tôn trọng quan điểm của nhau.

Giai đoạn 3: Ổn định (Norming)

Giai đoạn ổn định trong kỹ năng lãnh đạo nhóm
Giai đoạn ổn định trong kỹ năng lãnh đạo nhóm

Lúc này, nhóm đã vượt qua những xung đột và có những tiến bộ nhất định. Các thành viên tin tưởng và gắn kết với nhau hơn. Những tranh luận trong quá trình hợp tác mang tính xây dựng nhiều hơn. Mọi người dường như sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ khó nhằn hơn từ quản lý.

Do đó, hợp tác sẽ là kỹ năng lãnh đạo nhóm mà quản lý nên áp dụng ở giai đoạn này. Các thành viên có cơ hội tham gia giải quyết một số vấn đề lớn hơn trong doanh nghiệp cùng với cấp trên. Những trải nghiệm này giúp gia tăng sự tự tin cũng như khả năng của đội ngũ.

Giai đoạn 4: Hiệu suất cao (Performing)

Giai đoạn 4: Hiệu suất cao
Giai đoạn 4: Hiệu suất cao

Đến thời điểm này, các thành viên có thể phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả trong công việc. Mọi người tự chủ trong nhiệm vụ được giao và hầu như không cần cấp trên hỗ trợ. Tất cả đều phấn đấu hết mình vì mục tiêu chung của đội nhóm. Tiến độ, vì vậy, được duy trì và công việc được hoàn thành đúng hạn.

Trong vai trò lãnh đạo nhóm, quản lý nên giao việc cho nhân viên nhiều hơn. Ngoài ra, cần chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ. Với cách tiếp cận này, doanh nghiệp sẽ có thêm một đội ngũ nhân sự tài năng và gắn kết.

Giai đoạn 5: Tạm dừng (Adjourning)

Giai đoạn tạm dừng trong kỹ năng lãnh đạo nhóm
Giai đoạn tạm dừng trong kỹ năng lãnh đạo nhóm

Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng cả nhóm đã hoàn thành mục tiêu chính đặt ra. Lúc này, mọi người có thể ăn mừng cho những thành quả đạt được cũng như nhìn lại những kỷ niệm đã qua. 

Quản lý sẽ chủ trì cuộc họp, thể hiện sự cảm kích với những nỗ lực của cả nhóm. Bên cạnh đó là sự tự hào vì các thành viên đã phát triển năng lực bản thân so với thời điểm ban đầu. Ngoài ra cũng cần nhắc đến những khía cạnh còn hạn chế cần cải thiện.

Sau đó, hãy nhường lời lại cho các thành viên khác. Mỗi cá nhân trong nhóm được khuyến khích phát biểu cảm nghĩ của mình về quá trình hoạt động nhóm. Những chia sẻ này sẽ giúp đội nhóm càng thêm khắng khít hơn, tạo tiền đề cho những lần hợp tác tiếp theo.

Tạm kết về kỹ năng lãnh đạo nhóm

Hiểu rõ về 5 giai đoạn phát triển nhóm giúp quản lý áp dụng bộ kỹ năng lãnh đạo nhóm hiệu quả hơn. Để nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ của mình, doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình đào tạo quản lý cấp trung. Các khóa học này sẽ giúp đội ngũ quản lý trau dồi những kiến thức mới và phát triển năng lực quản lý một cách toàn diện.

Xem thêm: Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo nhóm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call to VMP :
18006981
Messenger VMP
Zalo with VMP