Trong quá trình quản lý sản xuất, quy trình quản lý sản xuất là một bước quan trọng. Nó đảm bảo rằng nguồn lực và quy trình sản xuất được sử dụng một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đồng thời đạt được mục tiêu doanh thu, lợi nhuận. Vậy hãy cùng VMP Academy tìm hiểu chi tiết về quản lý sản xuất là gì? Cũng như, quy trình quản lý sản xuất nhé!
Nội dung bài viết:
I. Quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất là quá trình tổ chức, điều phối cũng như điều hành các hoạt động sản xuất nhằm đạt được mục tiêu sản xuất của một tổ chức. Nó liên quan đến việc lập kế hoạch, điều phối nguồn lực, quản lý quy trình, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất.
Quản lý sản xuất đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về quy trình sản xuất, công nghệ, nguồn lực. Nó bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch sản xuất, quản lý lượng, chất lượng nguyên liệu, quản lý quy trình sản xuất, quản lý nhân lực và quản lý chất lượng.
Quản lý sản xuất là việc điều phối, kiểm soát quy trình sản xuất từ đầu đến cuối. Nó bao gồm sự xác định, tối ưu hóa các bước công việc, quản lý dòng sản xuất, giám sát tiến độ sản xuất. Quy trình sản xuất cần được thiết kế sao cho hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tài nguyên, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
II. Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp.
1. Đánh giá năng lực sản xuất
Đây là một quá trình sản xuất quan trọng giúp doanh nghiệp định rõ khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc đánh giá này, giúp xác định kích thước thị trường tiềm năng, định mức nhu cầu cần phải đáp ứng. Đồng thời, nó cũng giúp doanh nghiệp cân nhắc, đánh giá khả năng của mình để xác định đáp ứng được ở mức độ nào.
2. Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu
Dựa trên đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường và kinh nghiệm sản xuất, người quản lý sản xuất cần lập kế hoạch về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện sản xuất theo kế hoạch. Luôn đảm bảo rằng sự cung ứng nguyên vật liệu luôn đáp ứng đúng lượng và chất lượng cần thiết.
3. Quản lý giai đoạn sản xuất
Người quản lý sản xuất cần xác định, thiết lập một quy trình sản xuất chi tiết đồng thời tuân thủ quy trình đó để đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất. Việc quản lý kỹ thuật trong quá trình sản xuất giúp hạn chế tối đa các sai sót, tăng hiệu quả sản xuất.
4. Quản lý chất lượng sản phẩm
Sản phẩm là mặt hàng chủ yếu đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình quản lý sản xuất cần chú ý tới quản lý chất lượng sản phẩm đầu tiên. Việc quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm bao gồm việc đưa ra báo cáo về số lượng, tính chất, phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra ban đầu. Đảm bảo rằng, sản phẩm đáp ứng được chất lượng yêu cầu và đáp ứng sự tin tưởng của khách hàng.
III. Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả.
Xem thêm: Trung tâm đào tạo quản lý cấp trung nâng cao năng lực quản lý hiệu quả
1. Phương pháp tổ chức dây chuyền
Một trong những phương pháp hiệu quả là phương pháp quản lý sản xuất theo tổ chức dây chuyền. Đây là một phương pháp dựa trên nguyên tắc tính liên tục. Để đảm bảo tính liên tục, quá trình sản xuất được chia thành các bước công việc nhỏ theo một trình tự hợp lý và thời gian sản xuất được quy định chặt chẽ.
Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một bước công việc cụ thể, được trang bị máy móc, thiết bị và dụng cụ chuyên dụng để hoạt động hiệu quả. Đảm bảo tính liên tục cho hiệu suất cao trong quá trình sản xuất.
2. Phương pháp sản xuất theo nhóm
Phương pháp sản xuất theo nhóm là một cách tổ chức sản xuất mà không cần thiết kế quy trình công nghệ và bố trí máy móc, dụng cụ riêng cho từng loại chi tiết cá biệt.
Thay vào đó, các chi tiết trong cùng nhóm được sản xuất chung trong một lần điều chỉnh máy. Giúp tăng tính linh hoạt, hiệu suất trong quá trình sản xuất. Vì các công đoạn sản xuất có thể được thực hiện đồng thời cho nhiều chi tiết cùng loại.
3. Phương pháp đơn chiếc
Đây là phương pháp quản lý sản xuất theo từng chiếc hoặc từng đơn đặt hàng nhỏ. Thay vì lập quy trình công nghệ chi tiết cho từng sản phẩm, phương pháp này tập trung vào những công việc chung.
Phương pháp này cho phép linh hoạt trong quản lý sản xuất các sản phẩm đa dạng và đáp ứng nhanh chóng đơn hàng từ khách hàng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể đòi hỏi sự điều chỉnh và thay đổi công việc liên tục để đáp ứng yêu cầu của từng đơn hàng.
Cả ba phương pháp quản lý sản xuất trên đều có ưu điểm, hạn chế riêng. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào loại sản phẩm, quy mô sản xuất, yêu cầu của thị trường cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, trong bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm lời giải đáp cho câu hỏi quản lý sản xuất là gì? Cũng như các phương pháp quản lý hiệu quả. Chắc hẳn các bạn đã phần nào nắm bắt được thông tin.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn để đưa ra những phương pháp tối ưu nhất hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.
TRUNG TÂM TRỰC THUỘC HỌC VIỆN ĐÀO TẠO VMP
Trụ sở chính: Tòa nhà Center Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 08, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 1800.6981 – 0909 382 864
Email: Daotao@vmp.edu.vn
Xem thêm:
CFO là gì? Vai trò, công việc của một CFO buộc phải có
Vai trò, công việc và khung năng lực của Middle Management là gì?
Bài viết liên quan
6 Bước xác định nhu cầu đào tạo hiệu quả dành cho Trainer
Phân tích nhu cầu đào tạo (TNA) đóng vai trò nền tảng cốt lõi
Th7
Hai yếu tố tạo nên nhà quản lý bền vững | UMM
Nhà quản lý bền vững khi và chỉ khi cân bằng được hai yếu tố:
Th4