Kỹ năng quản lý bản thân là một kỹ năng cần thiết của nhà quản lý cấp trung. Khả năng này giúp họ cải thiện hiệu suất làm việc và đạt được những mục tiêu đề ra cho bản thân trên bước đường sự nghiệp.
Vậy kỹ năng quản lý bản thân là gì? Tầm quan trọng của nó đối với nhà quản lý ra sao? Có thể cải thiện kỹ năng này bằng những cách nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau.
Nội dung bài viết:
Kỹ năng quản lý bản thân là gì?
Kỹ năng quản lý bản thân là khả năng điều chỉnh và kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình hiệu quả. Mục đích chính của quản lý bản thân là giúp định hướng sự nghiệp và đảm bảo mọi người luôn nỗ lực tìm kiếm cơ hội đến gần hơn với mục tiêu của mình.
Tại sao kỹ năng quản lý bản thân lại quan trọng với nhà quản lý?
Câu hỏi chính đặt ra là “Nếu bạn không thể quản lý được bản thân, làm sao bạn có thể quản lý nhân viên hiệu quả?” Với vai trò là người dẫn dắt, các quản lý cần không ngừng phát triển khả năng của bản thân để có thể lãnh đạo đội nhóm hiệu quả.
Kỹ năng quản lý bản thân giúp quản lý thể hiện sự tự chủ và nhận thức cao. Họ cũng quản lý thời gian và năng lực ra quyết định tốt hơn. Nhờ vậy, họ có thể tạo ra phong cách lãnh đạo phù hợp với đội ngũ nhân viên. Bên cạnh đó, họ cũng thích ứng tốt với những thay đổi và chủ động trong công việc. Kết quả là họ có được sự tín nhiệm và tin tưởng từ đội ngũ của mình.
Xem thêm: 5 kỹ năng giúp quản lý bản thân hiệu quả
Làm sao cải thiện kỹ năng quản lý bản thân?
Suy nghĩ kỹ trước khi nói
Đây là thói quen đầu tiên quản lý cần luyện nhằm cải thiện kỹ năng quản lý bản thân. Khi thảo luận với đội nhóm khi họp bàn hay trò chuyện với người quen, người quản lý cần suy nghĩ kỹ những gì sẽ nói. Điều này giúp mọi người truyền tải thông tin chi tiết và hiệu quả hơn. Ngay cả khi phải đưa ra những phản hồi tiêu cực, vẫn có thể chọn những từ ngữ nhẹ nhàng hơn để tránh gây tổn thương cho người khác. Chậm lại một chút giúp quản lý giữ điềm tĩnh và đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
Tập trung vào một việc duy nhất
Nhiều người có xu hướng đa nhiệm để tối ưu hóa thời gian làm việc. Đáng tiếc thay suy nghĩ này hoàn toàn sai. Làm nhiều việc cùng lúc dễ khiến mọi người bị phân tâm và khó tập trung vào việc nào. Kết quả không những không tiết kiệm thời gian mà chất lượng công việc cũng bị giảm sút.
Để quản lý bản thân tốt hơn, mọi người nên tập trung vào 1 việc trong 1 thời điểm. Nhờ vậy, họ có thể bình tĩnh và toàn tâm toàn ý hoàn thành nhiệm vụ. Chiến lược này cũng giúp họ tránh bị quá tải hoặc căng thẳng trong công việc.
Lên kế hoạch làm việc hàng ngày
Những nhà quản lý giỏi quản lý bản thân thường lên lịch làm việc hàng ngày. Vì vậy, họ luôn làm việc có tổ chức và biết cần làm gì vào thời gian nào. Để bắt đầu, cần ghi ra những công việc cần làm trong ngày và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Vào cuối ngày, hãy dành ra vài phút đánh giá những việc cần tiếp tục thực hiện trong ngày hôm sau.
Ngoài việc ở công ty, lên kế hoạch cho những chuyện cần làm ở nhà sẽ đảm bảo cho một ngày làm việc thành công. Một số việc có thể kể đến như chọn quần áo cho ngày hôm sau, chuẩn bị bữa tối hay đặt ra thời gian đi ngủ.
Quan tâm sức khỏe và tinh thần của bản thân
Một thói quen khác giúp phát triển kỹ năng quản lý bản thân hiệu quả là hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn. Khi ưu tiên cải thiện sức khỏe của mình, mọi người có thể kiểm soát tốt hơn cảm xúc, hành động của bản thân.
Để có sức khỏe tốt, hãy giữ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao thể chất, cũng cần chú ý đến sức khỏe tinh thần của bản thân. Cho phép bản thân thư giãn khi cần cũng là 1 cách giúp nâng cao hiệu suất làm việc.
Luyện tập tính kiên nhẫn
Việc quản lý bản thân sẽ dễ dàng hơn khi mọi người giữ được sự kiên nhẫn. Đức tính này giúp mọi người bình tĩnh và suy nghĩ sáng suốt hơn. Với cương vị là người quản lý, tính kiên nhẫn càng quan trọng hơn khi mọi người có trách nhiệm xây dựng đội ngũ vững mạnh. Cần nhớ rằng, mỗi người sẽ làm việc hiệu quả trong một khung giờ riêng. Bên cạnh đó, những khó khăn họ gặp phải đôi khi cũng rất riêng. Vì vậy, quản lý cần kiên nhẫn, đồng cảm với nhân viên và sẵn sàng giúp đỡ họ.
Tạm kết
Kỹ năng quản lý bản thân giúp các quản lý nâng cấp năng lực của chính mình. Dần dần, họ có được sự tin tưởng và trở thành hình mẫu cho nhân viên noi theo. Từ góc nhìn lãnh đạo, doanh nghiệp cần nâng cao kỹ năng này cho đội ngũ của mình. Thông qua chương trình đào tạo quản lý cấp trung, các quản lý sẽ trau dồi thêm kiến thức. Điều này giúp họ phát triển toàn diện bộ năng lực quản lý của mình.
Tìm hiểu thêm về: Thước đo năng lực lãnh đạo cho quản lý cấp trung
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11