Là một quản lý cấp trung, bạn cũng cần bộ đánh giá năng lực lãnh đạo để xác định đúng khả năng hiện tại và có những kế hoạch nhằm phát triển bản thân. Qua 5 cấp độ năng lực lãnh đạo theo thứ tự tăng dần ở bài viết này sẽ giúp bạn có bức tranh tổng quát về hành trình phát triển sự nghiệp quản lý nhân sự của mình.
Nội dung bài viết:
Cấp 1: Dùng “Chiếc ghế” để quản lý
Đây là cấp đầu tiên và cũng là hình ảnh thường thấy của những người đã, đang và sẽ trở thành Sếp. Những nhà quản lý ở cấp độ này đơn giản chỉ dùng “chiếc ghế” của mình để đội ngũ nghe theo những công việc, nhiệm vụ đề ra.
Sau một thời gian, nhà quản lý cấp trung sẽ sở hữu những Rô-bốt thực sự, bởi nhân viên chỉ biết nghe theo những chỉ thị của bạn để tiến hành công việc. Nhiều người làm Sếp chỉ biết sử dụng “chiếc ghế” khiến cấp dưới không nể phục, về lâu dài gây ra chán ghét và lựa chọn việc ra đi.
Cấp 2: Xây dựng mối quan hệ
Ở năng lực lãnh đạo tiếp theo, nhà quản lý sẽ biết cách xây dựng mối quan hệ. Khác biệt lớn nhất ở cấp độ này so với cấp độ trước đó chính là việc nhà quản lý cấp trung kết nối với nhân viên, hòa nhập cùng với nhau. Ở cấp độ năng lực lãnh đạo này, nhà quản lý đã gây dựng niềm tin với nhân viên cũng như đồng nghiệp cùng cấp. Niềm tin ở đây đó là sự nhất quán giữa lời nói và hành động của bạn trước mọi người.
Đồng thời, nhân viên thường xuyên quan sát hành động của cấp trên, bởi họ xem xét bạn có tận tâm với họ hay chỉ coi như “công cụ” để hoàn thành mục tiêu. Khi nhân viên cảm thấy được sự tận tâm, hết lòng của cấp trên, họ thấy bản thân có giá trị và chủ động làm việc với bạn. Xây dựng mối quan hệ sẽ giúp nhà quản lý chuyển đổi tư duy “họ phải theo” thành “họ muốn theo” của nhân viên.
Cấp 3: Thành tựu đạt được
Để đến được “tầng” này, nhà quản lý cấp trung cần phải thực sự chứng tỏ năng lực bản thân, bởi nhân viên không chỉ nhìn vào hành đồng mà còn kết quả bạn tạo ra. Chỉ khi tạo ra được thành tựu, họ mới đặt niềm tin và tự nguyện đi theo bạn.
Người quản lý ở cấp độ năng lực lãnh đạo này sở hữu những điểm tính cực như tinh thần tự giác, kỷ cương trong công việc và tác phong chuyên nghiệp. Và có một điều ở cấp độ 3 này đó chính là thúc đẩy ĐỘNG LỰC, làm với người lãnh đạo “Chiến thắng” sẽ giúp nhân viên luôn hăng hái, tích cực và tin tưởng vào một kết quả tốt đẹp.
Cấp 4: Phát triển nguồn nhân sự
Một nhà quản lý giỏi luôn có đội ngũ đầy tài năng hỗ trợ và cấp độ thứ 4 chính là mức cần phải đạt được. Để phát triển nhân lực không chỉ đơn thuần nằm ở việc thực hiện tổ chức các buổi đào tạo và huấn luyện mà còn biết cách sắp xếp để họ có cơ hội ứng dụng trên công việc thực tiễn.
Ở cấp độ này, nhà quản lý như một người “thầy” để giúp nhân viên nhận ra điểm mạnh, yếu, cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng chuyên môn. Những bài học, chia sẻ kinh nghiệm, lời góp ý mà nhà quản lý dành cho nhân viên sẽ giúp họ trưởng thành hơn. Đồng thời, nhà quản lý có thể góp phần tạo ra những “trụ cột” trong tương lai doanh nghiệp.
Cấp 5: Trở thành “biểu tượng”
Không phải ai cũng có thể đạt được đến cấp 5 – mức cao nhất trong thang năng lực lãnh đạo. Ở cấp độ này đòi hỏi nhà quản lý cần có một bộ kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm ở mức độ cao và khả năng lãnh đạo bẩm sinh. Với nhà quản lý có thể đạt đến cấp độ này, tên của bạn trở thành một “biểu tượng” đại diện cho giá trị, tổ chức mình công tác.
Nhà quản lý đạt đến cấp độ này giúp nâng tầm tập thể, thậm chí toàn bộ tổ chức. Tất nhiên để đến cấp độ này là vô cùng khó khăn và trên thực tế chỉ số ít quản lý cấp trung có thể gây ảnh hưởng rộng lớn đến vậy. Nhưng tưởng tượng mà xem, khi bạn là một nhà quản lý mà vẫn trở thành một “biểu tượng” cho tổ chức hay giá trị riêng biệt. Đó chắn chắn là một điều thực sự vô cùng tuyệt vời.
Tham khảo thêm bài viết ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ VỚI 04 CẤP ĐỘ
Bài viết liên quan
60 Chương trình Đào Tạo Quản Lý Nổi Bật Tháng 09/2024
60 chương trình đào tạo kỹ năng quản lý dành riêng cho các doanh nghiệp
Th9
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6