Việc đánh giá đúng năng lực Quản lý giúp xác định đúng kế hoạch phát triển bản thân và xây dựng đội ngũ Manager tại Doanh nghiệp được chính xác, hiệu quả hơn.
Cấu trúc năng lực này có dạng kim tự tháp bao gồm 10 kỹ năng được chia thành 4 cấp độ xếp từ thấp đến cao.
Việc xếp hạng mức độ các kỹ năng tăng dần sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện về lộ trình phát triển năng lực quản lý. Từ đó, bạn sẽ tự điều chỉnh được bản thân để trở thành nhà quản lý hoàn hảo nhất tại nơi làm việc. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết các mức độ năng lực quản lý nhằm xác định và phát triển lộ trình cho bản thân.
Nội dung bài viết:
Cấp độ 1: Hoàn thành công việc cơ bản
Ở cấp độ đầu tiên, bao gồm những kỹ năng cơ bản mà người quản lý nào cũng phải nắm vững. Đây là cấp độ thấp nhất nằm ở dưới đáy kim tự tháp, mỗi nhà quản lý cần có để đảm bảo công việc của đội nhóm được hoàn thành đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí tốt nhất. Cấp độ này bao gồm 04 kỹ năng: Lập kế hoạch, tổ chức, điều hướng và kiểm soát.
- Lập kế hoạch: Là kỹ năng xác định các điều kiện có sẵn về tài nguyên, nguồn lực, thời gian… của đội nhóm để lập ra kế hoạch làm việc phù hợp với mục tiêu mà tổ chức hướng tới.
- Tổ chức: Là kỹ năng thiết lập, phân công trách nhiệm làm việc và tạo sự hợp tác giữa các thành viên trong mỗi đội nhóm.
- Điều hướng: Là kỹ năng cung cấp, hướng dẫn cho toàn đội nhóm để đảm bảo cấp dưới tuân thủ đúng quy định của tổ chức và đạt hiệu suất đã đặt ra trước đó.
- Kiểm soát: Là kỹ năng theo dõi, phân tích kết quả công việc và báo cáo lên cấp trên về sản lượng, chất lượng cũng như chi phí làm việc.
Cấp độ 2: Giúp nhân viên phát triển năng lực
Cấp độ tiếp theo đòi hỏi ở người quản lý những kỹ năng cao hơn. Số lượng kỹ năng giảm xuống nhưng độ khó lại tăng lên. Điều này là hợp lý bởi sau khi đã hoàn thành công việc ở mức độ cơ bản, người quản lý còn cần thực hiện các bước xây dựng quy trình đào tạo nội bộ để đội nhóm được tốt hơn. Mức độ này gồm có 3 kỹ năng: Tạo động lực, đào tạo và huấn luyện, lôi kéo sự tham gia.
- Tạo động lực: Là kỹ năng khuyến khích mọi người cùng chủ động tham gia làm việc và nỗ lực hết mình để thực hiện công việc tốt hơn.
- Đào tạo và huấn luyện: Là kỹ năng truyền tải kinh nghiệm, kiến thức cho nhân viên và giúp họ biết cách tự khai thác tiềm năng của bản thân. Nhờ đó, đảm bảo cấp dưới có đủ năng lực để đảm nhận các công việc được giao, thậm chí đáp ứng những yêu cầu cao hơn.
- Lôi kéo sự tham gia: Là kỹ năng khuyến khích, thu hút nhân viên tham gia cộng tác để cùng giải quyết vấn đề và đưa ra ý tưởng mới.
- Các kỹ năng ở cấp độ 2 đều là kỹ năng mềm đòi hỏi người quản lý phải có thời gian rèn luyện mới có thể sử dụng thành thạo.
Cấp độ 3: Tự cải thiện bản thân
Sau khi đã hoàn thành công việc theo yêu cầu của tổ chức và giúp nhân viên phát triển năng lực, lúc này bạn nên nghĩ đến việc tự trau dồi bản thân để tối ưu hóa vai trò của người quản lý. Khi tổ chức phát triển hơn và đội nhóm của bạn cũng cần mở rộng quy mô trong tương lai, với cương vị một người quản lý bạn sẽ muốn tiến xa chứ không phải cứ dặm chân tại chỗ. Cấp độ này chỉ gồm 2 kỹ năng: Quản lý bản thân và quản lý thời gian.
- Tự quản lý: Là kỹ năng tự loại bỏ những trở ngại trong cuộc sống và cân bằng các mối quan tâm khác nhau như công việc, học tập, sở thích, gia đình, các mối quan hệ,…
- Quản lý thời gian: Là kỹ năng sắp xếp và sử dụng nguồn lực với thời gian giới hạn một cách có hiệu quả nhất.
Cấp độ 4: Đạt được sự thành công
Ở đỉnh chóp cao nhất của kim tự tháp chỉ có duy nhất 1 kỹ năng: Lãnh đạo. Nhưng đòi hỏi người quản lý phải trải qua quá trình trải nghiệm và tự đúc kết những bài học cho bản thân. Khi đạt tới cấp độ này, nhà quản lý không còn tập trung vào giám sát chặt chẽ và chịu trách nhiệm với mọi việc xảy ra trong đội nhóm nữa mà ở tầm cao hơn.
Lúc này, họ là người nghiên cứu và đưa ra phương hướng cũng như chiến lược hoạt động sao cho phù hợp với sứ mệnh của doanh nghiệp. Đây chính là sự khác biệt giữa hai khái niệm “quản lý” và “lãnh đạo”. Ở mức độ cao nhất của thang đo năng lực quản lý, bạn chắc chắn đang nắm giữ chức danh có yêu cầu cao hơn rất nhiều so với nhà quản lý thông thường và đạt được những thành công nhất định.
Tham khảo thêm chương trình đào tạo “Năng lực toàn diện cho Quản lý cấp trung”.
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11