Quản lý nhân viên (quản trị nhân sự, quản trị nguồn nhân lực) là một trong những bài toán nan giải nhất dành cho các Manager hay Young Leader (lãnh đạo trẻ còn thiếu kinh nghiệm). Hiện nay, tại các doanh nghiệp Việt vẫn có rất nhiều trường hợp làm việc ở vị trí chuyên viên, với thành tích nổi bật, nhân viên sẽ được đề bạt lên vị trí quản lý đội nhóm.
Và họ lại thiếu đi những khóa đào tạo và tập huấn chuyên môn. Chính vì thế, khá dễ bắt gặp các trường hợp nhân sự khi làm chuyên viên thì rất xuất sắc nhưng với vai trò quản lý con người lại gặp nhiều khó khăn. Tất nhiên, không phải ai cũng có may mắn được tham gia các lớp đào tạo “quản lý nhân viên” và đa phần để có được kỹ năng này họ đều phải tự học.
Tuy nhiên, nếu sử dụng mô hình GROW và liên tục thực tập cũng như tin vào khả năng của mình, bạn có thể trở thành nhà quản lý tài năng và giúp tăng hiệu quả làm việc của đội nhóm do mình lãnh đạo.
Nội dung bài viết:
Quản trị và phát triển nhân sự bằng mô hình GROW
Trước đây, nhiều nhà quản lý Việt Nam rất thiếu niềm tin vào năng lực của nhân viên và họ tự xử lý mọi công việc, vấn đề. Từ đó, họ vô tình khiến nhân viên không thể phát triển năng lực vì thiếu cơ hội cọ xát. Nhận thấy sự thiếu sót này, nhiều Doanh nghiệp đang dần đầu tư nguồn lực vào công tác đào tạo và huấn luyện.
Đào tạo và Huấn luyện đang dần trở thành một trong những chuẩn mực thước đo nhằm đánh giá một người quản lý tài năng trong thời đại 4.0. Mô hình GROW cũng “du nhập” một cách nhanh chóng và được sử dụng một cách rộng rãi tại Việt Nam, bởi tính đa dạng trong quá trình thực hiện, đánh giá, cải tiến để tìm hướng đi tối ưu nhất.
Mô hình GROW được viết tắt của Goal (Mục tiêu), Current Reality (Thực tại), Options (Giải pháp) và Will (Ý chí). Mô hình này được rất nhiều nhà quản lý trên thế giới áp dụng trong việc quản trị và phát triển nhân sự bằng cách xác định mục tiêu, đề ra giải pháp thực hiện.
Bạn loay hoay trong cách quản lý nhân sự của mình, hãy đọc bài Khám Phá 4 Cách Quản Lý Nhân Viên Hiệu Quả
Cách triển khai GROW
Goal – Mục tiêu
Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng để bạn thống nhất được mục đích chung cho tập thể về cách quản lý nhân viên hoặc định hướng phát triển của từng người. Hãy tổ chức một cuộc trao đổi và hỏi xem nhu cầu, mục tiêu của nhân viên. Để thiết lập mục tiêu tốt nhà quản lý phải đạt được nguyên tắc SMARTER.
Current Reality – Thực tại
Tới bước này, nhà quản lý đánh giá được năng lực hiện tại của từng cá nhân có phù hợp để thực hiện được mục tiêu hay không. Hãy yêu cầu nhân viên thông báo tình trạng công việc của họ. Bạn phải hiểu và nắm chắc thực trạng hiện tại mới có thể cùng họ tìm ra chính xác hướng đi trong tương lai, lựa chọn những giải pháp thích hợp nhất.
Options – Lựa chọn giải pháp
Nắm rõ tình hình hiện tại, nhà quản lý cùng nhân viên có thể tìm kiếm giải pháp, những bước thực hiện để có thể đến được mục tiêu cuối cùng. Hãy để chính nhân viên tự đưa ra giải pháp và nhà quản lý chỉ nên cố vấn cho họ những điều có thể giúp đề xuất đó tốt hơn. Chính điều này giúp nhân viên có tầm nhìn chiến lược xa hơn và về lâu dài họ sẽ trưởng thành.
Will – Hun đúc ý chí
Sau khi thiết lập, đánh giá thực trạng và lựa chọn giải pháp, nhân viên đã hình dung rõ ràng cách thức giúp họ hoàn thành mục tiêu của mình. Tuy nhiên, nhà quản lý cần cần phải cam kết với họ, khơi dậy lòng quyết tâm, ý chí và động lực để biến biến “lý thuyết” thành hành động cụ thể phục vụ cho mục tiêu.
Nhà quản lý nên dành thời gian bàn bạc cùng nhân viên nghe họ báo cáo công việc. Bạn có thể tổ chức buổi trao đổi vào hàng tháng, hàng tuần hay thậm chí hàng ngày. Họ có thể sẽ cần những hướng đi mới khi kế hoạch ban đầu không diễn biến đúng như kỳ vọng.
Bí quyết để GROW đạt hiệu quả tối đa
Giống với tất cả những mô hình huấn luyện khác như GLAP, EDIC, GROW mang đến cho nhà quản lý vai trò của một người gợi mở để nhân viên có thể thoải mái trình bày ý kiến, giúp họ chọn được giải pháp tốt nhất, chứ không cho họ lời khuyên hay sự định hướng nào.
Tình huống thích hợp nhất để sử dụng GROW chính là lúc giải quyết những vấn đề bạn hoặc tập thể đang phải đối mặt. Đây là thời điểm để bạn sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi và hãy ghi lại những câu này để sử dụng trong những lần mình huấn luyện nhân viên trong tương lai.
Hai kỹ năng quan trọng nhất trong huấn luyện đó là đặt câu hỏi và lắng nghe. Thay vì câu hỏi đóng “Việc này có gây khó khăn gì cho anh (chị) không?” hãy đặt dạng câu hỏi mở như: “Việc này gây ra những ảnh hưởng gì đến anh (chị)?“
Bên cạnh đó, nhà quản lý nên để nhân viên nói trong phần lớn thời gian còn bạn chú ý lắng nghe họ. Bạn cũng không nên để cuộc huấn luyện chỉ là một cuộc tương tác 1 chiều, lắng nghe hiệu quả đi kèm với những lời phản hồi chính xác.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến cách để bạn có thể quản lý nhân viên bằng cách phát triển năng lực của họ theo mô hình GROW. Hy vọng bài viết này của UMM giúp các nhà quản lý hiểu rõ về GROW cũng như cách thức quản lý nhân viên và những nội dung liên quan. Từ đó, có thể áp dụng vào công tác quản trị nhân sự của mình.
Tham khảo thêm bài viết: Quản lý bản thân – “Viên gạch” gây dựng sự nghiệp
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11