Bên cạnh Traning và Coaching, Mentoring – Cố vấn được xem như một trong những yếu tố cần thiết giúp nhà quản lý nâng cấp đội ngũ lên tầm cao mới. Từ đó tạo ra nguồn hiệu suất tăng trưởng một cách bền vững cho doanh nghiệp khi các vấn đề với nhân viên được xử lý triệt để. Để hiểu hơn về Mentoring, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nếu như bạn còn chưa thể hiểu hết và biết cách sử dụng đến hình thức phát triển nhân sự này nhé!
Nội dung bài viết:
Mentoring chính là đưa ra lời khuyên giúp người khác có tư duy rộng mở
Mentoring hay Cố vấn là một hình thức hoạt động hợp tác nhằm mục đích phát triển cá nhân, học tập và sự nghiệp cho người được cố vấn (Mentee) với LỜI KHUYÊN từ người cố vấn (Mentor). Và hiện nay, Mentoring ngày càng được sử dụng rộng rãi trong mối quan hệ quản lý và nhân viên.
Bởi Mentoring đạt hiệu quả tốt nhất khi áp dụng trong nội bộ. Nhà quản lý đóng vai trò người cung cấp LỜI KHUYÊN và HƯỚNG DẪN Mentee đạt được mục tiêu của mình. Trong mối quan hệ Mentoring giữa nhà quản lý và nhân viên cần đặt các hoạt động hướng dẫn, tư vấn khi cần thiết và quyết định ý tưởng, kế hoạch hành động.
Oprah Winfrey – Nữ hoàng show truyền hình Mỹ đã được hướng dẫn bởi tác giả – nhà thơ nổi tiếng quá cố Maya Angelou” Bà ấy đã luôn ở bên cạnh tôi, dẫn dắt tôi vượt qua một số năm tháng quan trọng nhất trong cuộc đời”. Winfrey nói thêm: “Mentors đóng vai trò quan trọng và tôi không nghĩ rằng ai đó thành công trên thế giới mà không có người hướng dẫn dưới hình thức nào đó.”
Mentoring là giải pháp tốt đề phát triển năng lực nhân sự bên cạnh Training và Coaching
Phần đông các nhà quản lý quen với việc đào tạo (Training) hoặc huấn luyện (Coaching) nhân viên hơn việc ứng dụng Mentoring trong quá trình phát triển nhân viên. Sẽ thật sự thiếu sót nếu như nhà quản lý bỏ qua việc dùng Mentoring. Bởi Cố Vấn cũng có những tác động tích cực đến sự phát triển của nhân viên không kém Đào Tạo và Huấn Luyện.
Đặt trong một bối cảnh, trong giai đoạn đầu đi làm, câu hỏi bạn thường đặt ra là tiếp tục hay từ bỏ công việc đang làm mình không đúng chuyên môn? Liệu công việc này có giúp mình tốt hơn? Với những dòng suy nghĩ và câu hỏi không có lời giải, bạn chắc chắn cảm thấy chán nản, không thể nào tiếp tục công việc. Đó chính là thời điểm bạn cần có một người Mentor.
Bởi bạn cần Mentor đặt những câu hỏi giúp mình tự nhận ra hướng đi nào là tốt nhất. Điều này dễ khiến bạn lầm tưởng với Coaching. Hình thức hoạt động của Mentoring đó là đưa ra Lời Khuyên hoặc Chia Sẻ kinh nghiệm từ người Mentor đến cá nhân đang cần. Đối với Người Mentor họ bắt buộc phải am hiểu kiến thức chuyên sâu và có thành tựu, kết quả mà người được Cố vấn đang hướng tới.
Cố vấn và huấn luyện hoặc đào tạo là ba hình thức phát triển nhân sự thường dễ bị nhầm lẫn với nhau. Chính vì thế, trước khi triển khai hình thức nào, nhà quản lý cần phải xác định mục tiêu và nhu cầu của nhân viên.
Mentor và Mentee vì chúng ta cần có nhau
Trong quá trình làm việc chung, Mentor và Mentee có những trải nghiệm vô giá cùng nhau. Trong quá trình đó, hai bên có cơ hội học hỏi những điều mới về bản thân cũng như đối phương để tiến nhanh đến mục tiêu cá nhân lẫn tập thể. Thế nhưng, để mối quan hệ này trở nên tốt đẹp và mang lại hiệu quả, Mentor và Mentee cần hiểu rõ vai trò của mình.
Với vai trò Mentor, nhà quản lý có nhiệm vụ cung cấp lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn để quyết định ý kiến và hành động của nhân viên. Đưa ra đánh giá thích hợp để phục vụ quá trình Mentoring cho nhân viên. Khi nhân viên cân nhắc các quyết định của mình, nhà quản lý cũng tham vấn giúp họ. Đến thời điểm giúp họ vượt ra khỏi vùng an toàn, hãy dành lời khen và truyền động lực cho họ tiếp tục phát triển.
Còn với vai trò làm Mentee, nhân viên cần phải xác định mục tiêu “vì sao mình cần mentoring”. Xác định thành công mục tiêu, đồng nghĩa nhân viên chủ động học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, phản hồi những lời khuyên của nhà quản lý.
Thì thầm “cách để Mentoring nhân viên đạt hiệu quả tốt nhất”
Để có một quá trình Mentoring thành công, Nhà quản lý và nhân viên cần phải có một quan hệ gần gũi khăng khít như “thầy trò”. Nhân viên thường chọn một người có những giá trị tốt đẹp như tác phong trong công việc, đạo đức nghề nghiệp giống với những gì mà họ hướng tới.
Và điều quan trọng để trở thành một Mentor đó là nhà quản lý buộc phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, tầm nhìn dài hạn. Nhân viên sẽ dựa vào những yếu tố này mà quyết định có nên tin tưởng và nhận hỗ trợ từ bạn hay không.
Thông thường, nhân viên sẽ xem xét độ tuổi (khoảng cách từ 7 – 10 tuổi) để tìm kiếm và tin tưởng vào sự cố vấn. Bởi có một quan điểm như thế này, chúng ta vẫn luôn tìm kiếm lời khuyên từ những người lớn tuổi hơn mình, vì sự dày dặn từng trải của họ.
Tóm lại, sau khi đọc qua bài viết, các nhà quản lý thấy được tầm quan trọng và ảnh hưởng của Mentoring đến với sự nghiệp của mình, nhân viên cũng như tổ chức. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng Mentoring thì hiệu quả sẽ không thể đảm bảo về dài hạn. Chúng tôi mong muốn mang lại giá trị cao nhất cho đội ngũ Quản lý của các Doanh nghiệp Khách hàng bằng dịch vụ Mycoach | Lộ Trình Phát Triển Năng Lực Toàn Diện Cho Đội Ngũ Quản Lý Với “Training – Coaching – Mentoring. Chỉ khi nào 03 hình thức được kết hợp hiệu quả thì đội ngũ Quản lý mới phát triển năng lực toàn diện thành công.
Bài viết liên quan
60 Chương trình Đào Tạo Quản Lý Nổi Bật Tháng 09/2024
60 chương trình đào tạo kỹ năng quản lý dành riêng cho các doanh nghiệp
Th9
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6