Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận mà còn chứng tỏ vị thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Nếu nói “thương trường như chiến trường” thì kỹ năng đàm phán chính là một “vũ khí vô hình” giúp doanh nghiệp đạt được thành công dài hạn.
Vậy nghệ thuật đàm phán là gì? Thực hiện đàm phán ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết:
Thế nào là nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh?
Có thể hiểu một các đơn giản, đàm phán trong kinh doanh là một quá trình bàn bạc và thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên để cùng giải quyết một vấn đề hoặc đi đến một kết quả tốt hơn. Người ta thường nghĩ đến những cuộc thương lượng nảy lửa, không ai chịu nhường ai khi nói đến đàm phán. Nhưng thực chất, đàm phán là một cách để tránh tranh cãi và đi đến một thỏa thuận mà cả hai bên đều cảm thấy hài lòng.
Cái hay của nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh thể hiện ở chỗ các bên liên quan không thể chỉ đứng trên lập trường và lợi ích của bản thân, mà còn phải có một cái nhìn từ cả phía đối tác để có thể tạo nên một cuộc đàm phán thành công mà mọi người đều cùng có lợi.
Xem thêm: 4 điều cần phải nhớ để phát triển kỹ năng đàm phán
Vai trò của kỹ năng đàm phán đối với quản lý
Theo Katherine Shonk, biên tập viên đến từ Harvard University, cho biết rằng nhà lãnh đạo nắm được nghệ thuật đàm phán đỉnh cao sẽ có được lợi thế tốt hơn và đạt được thành công trong sự nghiệp dễ dàng hơn. Với vai trò của những người đưa ra quyết định mang tính ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, Quản lý cần phải liên tục đàm phán không chỉ với đối tác mà còn với cả nhân viên nội bộ nhằm đạt được thỏa thuận chung, mang đến lợi ích tốt nhất cho tổ chức.
Thông qua tháp đánh giá năng lực quản lý với cấp độ, đàm phán giúp quản lý đạt được thành công dài hạn trong sự nghiệp và tự bản thân cải thiện các kỹ năng liên quan như giao tiếp, giải quyết vấn đề hiệu quả và trau dồi thêm kiến thức.
Quy trình thực hiện đàm phán trong kinh doanh
Có thể thấy nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng khi có thể đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và các bên liên quan. Tuy nhiên, kỹ năng đàm phán cần một khoảng thời gian dài để trau dồi và nâng cao và bên cạnh đó, một quy trình chuẩn để thực hiện đàm phán là điều rất cần thiết.
Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch đàm phán
Chuẩn bị đàm phán là bước rất dễ bị bỏ qua hoặc thực hiện hời hợt, nhưng đây lại là khâu vô cùng quan trọng của quá trình đàm phán. Để chuẩn bị, cần phải nhận thức được vấn đề, tìm hiểu về đối tác và xác định kết quả mong muốn nhất. Ngoài ra, các Quản lý cũng cần xác định bất kỳ sự đánh đổi nào có thể xảy ra và lập danh sách những nhượng bộ, phương án thay thế phù hợp.
Bước 2: Trao đổi thông tin
Trong bước này, thành viên của mỗi bên sẽ đưa ra quan điểm ban đầu của mình, chia sẻ những lợi ích và mối quan tâm cơ bản bao gồm cả những gì họ muốn nhận được khi kết thúc đàm phán. Mỗi bên cần có cơ hội bình đẳng để trình bày về trường hợp của mình và việc ghi chép lại tất cả các quan điểm đã đưa ra trong bước này sẽ hữu ích trong trường hợp cần làm rõ thêm. Và điều cực kỳ quan trọng là phải lắng nghe và đặt câu hỏi để tránh những bất đồng xảy ra.
Bước 3: Làm rõ
Sau khi các quan điểm, vấn đề ban đầu đã được trao đổi, các bên liên quan sẽ tiếp tục cuộc thảo luận để làm rõ, củng cố và biện minh cho các tuyên bố của mình. Nếu như một bên không đồng ý với điều gì đó, các bên cần thảo luận về sự bất đồng đó một cách bình tình để đạt được sự thấu hiểu và yêu cầu ban đầu. Đây cũng là thời điểm tốt để cung cấp cho các bên còn lại bất kỳ tài liệu nào hỗ trợ cho lập trường của mình.
Bước 4: Đàm phán để đạt thỏa thuận chung
Bước này là phần cốt lõi của quá trình đám phán khi cả hai bên bắt đầu cho thấy những giá trị thực tế và cố gắng đưa ra một thỏa thuận. Sau những mong muốn được đưa ra ban đầu, mỗi bên đàm phán sẽ đưa ra các đề nghị, phương án thay thế cũng như các nhượng bộ mà hai bên đã chuẩn bị ở bước đầu tiên. Mục tiêu của bước này là xuất hiện kết quả cũng như thỏa thuận cùng có lợi cho đôi bên và những nhà đàm phán cần phải kiềm chế cảm xúc và sử dụng các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói một cách mạnh mẽ.
Bước 5: Kết thúc và Thực thi
Khi xuất hiện một giải pháp chung đã nhận được sự thống nhất của cả hai bên, cả hai bên nên cảm ơn nhau về cuộc đàm phán, bất kể kết quả của cuộc đàm phán ra sao. Các nhà đàm phán cũng nên tiến hành đánh giá quá trình đàm phán và thường kết thúc khi đưa ra một hợp đồng bằng văn bản cho hai bên như thể hiện sự thỏa thuận suốt quá trình đàm phán diễn ra. Ngoài ra, việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp và thực thi các hành đồng đã được thỏa thuận trong quá trình đàm phán là điều nên được chú trọng.
Tổng quan về nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh
Thực tế có thể thấy đàm phán mang lại kết quả tốt trong nhiều trường hợp và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh sẽ là một “vũ khí” không thể thiếu cho bất cứ ai, kể cả Quản lý hay nhân viên. Không thể chắc chắn mọi cuộc đàm phán sẽ chiến thắng nhưng với kỹ năng đàm phán đỉnh cao, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế hơn và nhân viên sẽ hiểu rõ hơn những yếu tố để có thể hoàn thiện bản thân.
Xem thêm các thông tin bổ ích khác tại: Chia sẻ kiến thức
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11