Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh ngày nay, một kế hoạch marketing đúng đắn là chìa khóa để nổi bật và tạo dựng một địa vị mạnh mẽ trên thị trường. Vậy bạn đã biết để một kế hoạch marketing thành công cần chuẩn bị những gì và lợi ích quan trọng của nó trong sự phát triển của một doanh nghiệp không?
Nội dung bài viết:
I. Lập kế hoạch marketing cần chuẩn bị những gì?
1. Phân tích SWOT
Mô hình SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats) là một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị kế hoạch doanh nghiệp. Ma trận SWOT giúp người lập kế hoạch nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
Đầu tiên, phân tích SWOT tập trung vào các yếu tố bên trong của doanh nghiệp. Ma trận này bao gồm việc xem xét mục tiêu, định hướng phát triển, nguồn lực và nguồn tài chính có sẵn trong doanh nghiệp. Bằng cách đánh giá những yếu tố này, người lập kế hoạch có thể nhận ra những điểm mạnh mà doanh nghiệp có thể tận dụng và những điểm yếu cần được cải thiện.
Tiếp theo, phân tích SWOT xem xét các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Điều này bao gồm phân tích môi trường vi mô (như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh) và môi trường vĩ mô (như chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ). Bằng cách nhìn vào những cơ hội, thách thức này, người lập kế hoạch có thể định hình được các chiến lược phù hợp để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức.
Phân tích SWOT cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Nó giúp người lập kế hoạch hiểu rõ về sự cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó định hướng phát triển, xác định các mục tiêu cụ thể.
2. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Việc nắm rõ về đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp và tiềm ẩn là một phần quan trọng của kế hoạch xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp thường là những công ty hoặc sản phẩm mà cung cấp trực tiếp dịch vụ hoặc sản phẩm tương tự như bạn. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp có thể là những người cung cấp các giải pháp thay thế hoặc sản phẩm thay thế cho khách hàng. Còn đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn thường là những doanh nghiệp mới nổi hoặc tiềm năng trên thị trường có thể gây ra sự thay đổi đối với lĩnh vực của bạn.
Để nắm rõ về đối thủ cạnh tranh, bạn cần tìm kiếm thông tin thông qua nhiều nguồn khác nhau. Các trang mạng xã hội, diễn đàn ngành và các tài liệu nghiên cứu thị trường có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Chúng sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh và điểm yếu của họ, cũng như định hình chiến lược của bạn để nổi bật và cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra, bạn cần phải duy trì sự nhạy bén và sẵn sàng thay đổi để đối phó với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các doanh nghiệp mới nổi có thể mang đến những ý tưởng mới và đột phá trong ngành và việc theo dõi họ có thể giúp bạn duy trì sự cạnh tranh và phát triển trên thị trường.
3. Hiểu được tâm lý khách hàng
Nắm bắt tâm lý khách hàng là một lợi thế quan trọng để doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Hiểu rõ tâm lý khách hàng giúp doanh nghiệp xác định và tạo ra những kế hoạch phù hợp để đáp ứng nhu cầu của họ.
Để tìm hiểu tâm lý khách hàng, bạn có thể đặt những câu hỏi sau: Khách hàng lý tưởng của bạn là ai? Nhu cầu của khách hàng là gì? Họ sẽ mua sắm ở đâu? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng? Từ đó, bạn có thể đưa ra những kế hoạch phù hợp để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tạo ra một trải nghiệm tốt hơn cho họ.
4. Lập bảng phác thảo kế hoạch marketing
Mặc dù marketing plan của từng doanh nghiệp có sự khác nhau dựa trên ngành nghề, mục tiêu và đối tượng khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, có một số nội dung quan trọng mà hầu hết mọi kế hoạch marketing cần bao gồm: Tầm nhìn và sứ mệnh đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu, tâm lý khách hàng, chiến lược tiếp thị, mục tiêu và KPIs,…Tất cả những nội dung này cùng nhau tạo nên một kế hoạch marketing toàn diện giúp doanh nghiệp định hình và đạt được mục tiêu kinh doanh.
II. Lợi khi lập bảng phác thảo kế hoạch marketing
Tập trung vào mục tiêu: Kế hoạch marketing giúp xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp, định hình các cơ hội và nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Nó giúp tập trung và hướng dẫn các hoạt động marketing theo hướng đúng.
Tối ưu hóa nguồn lực: Bằng cách phác thảo kế hoạch, bạn có thể xác định được những nhiệm vụ quan trọng nhất và ưu tiên công việc. Kế hoạch giúp nhân sự marketing hiểu rõ nguồn lực mà họ có, phải sử dụng như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất.
Giảm thiểu rủi ro: Phân tích thị trường trong quá trình lập kế hoạch giúp dự đoán các tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Nó giúp bạn chuẩn bị và đưa ra các phương án dự phòng để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa kế hoạch.
Tổ chức và phối hợp hiệu quả: Kế hoạch marketing cung cấp một khung thời gian và sự phối hợp cho các hoạt động marketing. Nó giúp các bộ phận trong doanh nghiệp làm việc cùng nhau một cách hiệu quả, đồng bộ hóa công việc, tiết kiệm thời gian trong quá trình thực hiện.
Chủ động đạt được mục tiêu: Bằng cách lập kế hoạch marketing cho từng sản phẩm, khách hàng, thương hiệu, khu vực thị trường, bạn trở nên chủ động hơn trong việc đạt được mục tiêu của mình. Kế hoạch giúp bạn xác định các bước cụ thể, hướng dẫn thực hiện để đạt được thành công trong các lĩnh vực cụ thể đó.
Lập kế hoạch marketing giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu, tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiểu rủi ro, tổ chức, phối hợp hiệu quả, cũng như trở nên chủ động trong việc đạt được mục tiêu của mình. Việc có kế hoạch marketing sẽ tạo ra sự linh hoạt, hiệu quả trong công tác quản trị doanh nghiệp.
Việc lập ra kế hoạch marketing sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc quản lý và thực hiện. Hy vọng bài viết trên của UMM sẽ giúp bạn lập được một bản kế hoạch marketing hiệu quả và thành công.
Xem thêm:
3 yếu tố quan trọng trong kế hoạch xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Bài viết liên quan
6 Bước xác định nhu cầu đào tạo hiệu quả dành cho Trainer
Phân tích nhu cầu đào tạo (TNA) đóng vai trò nền tảng cốt lõi
Th7
Hai yếu tố tạo nên nhà quản lý bền vững | UMM
Nhà quản lý bền vững khi và chỉ khi cân bằng được hai yếu tố:
Th4