Đối với người Nhật, kỹ năng làm việc nhóm Horenso không chỉ giúp họ có phong cách vận hành doanh nghiệp cực kì chuyên nghiệp mà còn là một nét văn hóa đặc trung của quốc gia. Horenso mang một sức mạnh vượt trội khi cách thực hiện vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý và tránh trường hợp không nắm bắt được thông tin cần thiết.
Thông qua bài viết này, hãy cùng UMM khám phá về khái niệm và cách áp dụng kỹ năng làm việc nhóm Horenso và công tác quản lý sao cho hiệu quả nhé!
Nội dung bài viết:
Kỹ năng làm việc nhóm Horenso là gì?
Kỹ năng làm việc nhóm Horenso giúp lãnh đạo tương tác hiệu quả với các đội ngũ nội bộ công ty và cũng là một trong các kỹ năng cần thiết của quản lý. Thật chất, Horenso là từ viết tắt của ba chữ gồm Hokoku, Renraku và Sodan. Horenso mang ý nghĩa là chủ động làm việc. Đối với người quản lý cấp trung, trong công việc cần phải thông báo thông tin đến cấp dưới cũng như báo cáo định kỳ cho cấp trên. Ngoài ra còn cần phải thường xuyên trao đổi, bàn bạc với đồng nghiệp, cấp dưới và cuối cùng là hỏi ý kiến cấp trên trước khi ra quyết định.
Quản lý áp dụng kỹ năng làm việc nhóm Horenso ra sao?
Hokoku – Báo cáo, thông báo cho mọi người
Trong kỹ năng làm việc nhóm Horenso, người lãnh đạo cần hiểu rằng việc báo cáo, thông báo cho mọi người trong nhóm là nhiệm vụ không thể thiếu thuộc vai trò và trách nhiệm của người quản lý. Đồng nghiệp, cấp dưới sẽ hoang mang và mất định hướng nếu không thể nắm rõ thông tin cũng như diễn biến của công việc.
Hãy thực hành “HO” bằng cách cố gắng tích cực hơn trong các cuộc họp tại nơi làm việc khi đây là cách thực tiễn để giữ mọi người tại doanh nghiệp được thông báo rõ ràng. Quản lý cần đảm bảo tình hình công việc hoặc deadline được thiết lập và thông báo đầy đủ đến nhân viên cũng như thúc đẩy đội ngũ mình chủ động báo cáo về công việc. Những cuộc nói chuyện nhóm, nội bộ kéo dài 5 phút vào đầu hoặc cuối mỗi ngày làm việc sẽ mang lại cho quản lý và nhân viên cơ hội trao đổi thông tin cũng như luôn cập nhật được mọi thứ.
Renraku – Giữ liên lạc
Việc giữ liên lạc trong kỹ năng giao tiếp là việc khó khăn nhất và nhiều công ty chọn email làm công cụ để giao tiếp với đồng nghiệp. Tuy nhiên, thay vì sử dụng email, người quản lý nên gặp trực tiếp đội nhóm hay cấp trên của mình nếu có điều gì đó muốn nói. Renraku cũng được xem như một quy tắc tốt trong kỹ năng giao tiếp dành cho quản lý.
Hãy thực hành “REN” bằng cách giữ thông tin liên lạc được bảo toàn và người tiếp nhận phải phản hồi xác nhận đã hiểu nội dung mà người quản lý muốn truyền đạt. Đối với việc đơn giản hay cần gấp thì có thể liên lạc qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Đối với những việc liên quan đến chiến lược kinh doanh, cải tiến doanh nghiệp, phản hồi hiệu quả làm việc của cấp dưới, người quản lý nên sử dụng văn bản để liên lạc.
Sodan – Thảo luận
Sodan, hay được gọi là thảo luận, là điểm mấu chốt để quản lý giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất. Quản lý sẽ cần đến ý kiến của những cấp dưới cũng như cấp trên, thông qua nhiều góc nhìn khác nhau cho cùng một vấn đề sẽ chọn được phương án tối ưu nhất. Hãy tập hợp mọi người, ghi nhận ý kiến, khuyến khích thảo luận, cùng đưa ra quyết định cuối cùng và thống nhất cùng nhau tuân thủ hành động.
Để thực hành “SO” theo đúng tiêu chuẩn, người quản lý nên xem xét và cùng đội nhóm thảo luận kỹ trước khi ra bất kỳ quyết định gì. Nếu ai có đề xuất hay thay đổi liên quan đến quyết định đó, đây cũng là một cách hay để mọi người trong nhóm cùng nhau kiểm tra để đảm bảo mang lại hiệu quả công việc cao hơn.
Tạm kết về kỹ năng làm việc nhóm Horenso
Kỹ năng làm việc nhóm Horenso có thể là đặc trưng từ Nhật Bản tuy nhiên nó thể dễ dàng được áp dụng cho văn hóa làm việc của bất kỳ quốc gia nào. . Nếu người quản lý cảm thấy nơi làm việc mình đang gặp khó khăn hoặc muốn nâng cao năng lực lãnh đạo, UMM đề xuất khóa đào tạo “Sức mạnh của niềm tin vào đội nhóm” nhằm giúp hiểu rõ tầm quan trọng cũng như làm sao để phát triển đội nhóm hiệu quả.
Horenso sẽ là một kỹ năng không thể bỏ qua trong công tác đào tạo quản lý cấp trung. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ hiểu được về Horenso cũng như có thể thiết lập tiêu chuẩn Horenso đối với doanh nghiệp mình.
Tham khảo thêm nhiều bài viết hay về những kỹ năng cần thiết của nhà quản lý cấp trung, vui lòng truy cập tại đây.
Bài viết liên quan
Khác nhau giữa chiến lược đào tạo và kế hoạch đào tạo là gì?
Đào tạo nhân sự luôn là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp phát
Th12
05 Nhóm đối tượng tác động đến chiến lược đào tạo doanh nghiệp
Chiến lược đào tạo là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực
Th12