PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG DANH HIỆU QUẢ CHO NHÂN VIÊN

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG DANH HIỆU QUẢ CHO NHÂN VIÊN

5/5 - (1 bình chọn)

Nhằm giữ chân nhân tài hiệu quả, nhiều lãnh đạo đang áp dụng phương pháp xây dựng lộ trình công danh cho doanh nghiệp của mình. Chiến lược này làm rõ các tiêu chí cho các cơ hội thăng tiến trong tổ chức, giúp nhân viên luôn giữ được động lực trong quá trình làm việc.

Vậy phương pháp xây dựng lộ trình công danh là gì? Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình thăng tiến? Triển khai phương pháp này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 

Lộ trình công danh là gì?

Lộ trình công danh vạch ra chặng đường phát triển của nhân viên
Lộ trình công danh vạch ra chặng đường phát triển của nhân viên

Lộ trình công danh (hay lộ trình thăng tiến) là một dòng thời gian vạch ra chặng đường phát triển mà một nhân viên sẽ đi theo. Lộ trình này bắt đầu từ một vị trí cấp thấp. Sau khoảng thời gian làm việc, nhân viên sẽ được thăng lên một chức vị cao hơn.

Tại sao công ty phải xây dựng lộ trình công danh?

Thu hút nhân tài

Nghiên cứu cho thấy, các công ty không đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên thường đánh mất nhân tài vào tay đối thủ. Lãnh đạo doanh nghiệp thường tạo khác biệt bằng việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên. Dù chỉ là một khoản đầu tư nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Chiến lược giúp công ty thu hút thành công nhiền nhân tài.

Giữ chân nhân viên chủ chốt

Bên cạnh thu hút nhân tài, xây dựng lộ trình công danh còn giúp công ty giữ chân những nhân viên chủ chốt. Sau một khoảng thời gian cống hiến, nhiều người thường muốn tìm cho mình những thử thách mới. Xây dựng lộ trình thăng tiến từ trước giúp lãnh đạo nắm bắt kịp thời các nhu cầu. Sau đó thuyết phục được họ ở lại với công ty.

Giảm tỷ lệ nghỉ việc

Được vạch sẵn lộ trình công danh khiến nhân viên tin tưởng vào tương lai tại doanh nghiệp. Họ cảm thấy hài lòng với công việc và mong muốn gắn bó lâu dài với tổ chức. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro nhân viên nghỉ việc.

Triển khai phương pháp xây dựng lộ trình công danh ra sao?

Bước 1: Xây dựng hồ sơ vai trò công việc chi tiết

Bước 1: Xây dựng hồ sơ vai trò công việc chi tiết
Bước 1: Xây dựng hồ sơ vai trò công việc chi tiết

Bắt đầu với sơ đồ tổ chức, đây là nơi trình bày cơ cấu các vị trí trong bộ máy vận hành của công ty. Từ đây, bộ phận phụ trách cần xây dựng hồ sơ vai trò công việc cho mỗi vị trí. Trong đó bao gồm trách nhiệm chính, yêu cầu về trình độ và các kỹ năng cần có. Ngoài ra, hồ sơ cần xác định các KPI đánh giá hiệu quả làm việc của nhân sự.

Bước 2: Theo dõi lộ trình thăng tiến cho từng kỹ năng

Khi có hồ sơ chi tiết cho từng vị trí, giờ là lúc nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Hãy tạo lộ trình phát triển cụ thể cho mỗi bộ phận, đội nhóm khác nhau trong doanh nghiệp. Trong đó, cần nêu ra những tiêu chí để một nhân viên được thăng chức.

Bước 2: Theo dõi lộ trình thăng tiến cho từng kỹ năng
Bước 2: Theo dõi lộ trình thăng tiến cho từng kỹ năng

Lộ trình công danh cũng nên đề ra những khả năng chuyển hướng nhân viên sang chức vụ cùng cấp khác. Điều này giúp doanh nghiệp và nhân viên phát hiện con đường phù hợp nhất để khai phá hết tiềm năng của họ.

Bước 3: Xác định nhu cầu đào tạo

Bước 3: Xác định nhu cầu đào tạo
Bước 3: Xác định nhu cầu đào tạo

Hãy đánh giá liệu với tình hình hiện tại, các nhân viên có thể đạt được những tiêu chí và phát triển theo đúng lộ trình đề ra không. Nếu không, công ty có thể hỗ trợ nhân viên qua việc cung cấp các chương trình đào tạo. Nhằm xác định đúng nhu cầu đào tạo, công ty cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Áp dụng phương pháp cố vấn liệu có phù hợp với văn hóa của công ty?
  • Từ các buổi phỏng vấn thôi việc, tại sao nhân viên nghỉ việc tại công ty?
  • Thông qua khảo sát nhân viên, họ muốn được đào tạo theo hình thức nào?
  • Những bộ phận nào được tuyển dụng trong nội bộ? Những bộ phận nào được thuê bên ngoài?

Bước 4: Xây dựng Chương trình Đào tạo và Phát triển

Sau khi xác định nhu cầu của nhân viên, công ty cần đặt ra các mốc thời gian để triển khai các chương trình đào tạo và phát triển. Mỗi chương trình cần gắn liền với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 4: Xây dựng Chương trình Đào tạo và Phát triển
Bước 4: Xây dựng Chương trình Đào tạo và Phát triển

Nhờ vậy, nhân viên có thể áp dụng hiệu quả những kiến thức đã học vào thực tế. Với cách này, doanh nghiệp có thể tạo văn hóa huấn luyện và sự khác biệt với đối thủ.

Bước 5: Kết nối lộ trình sự nghiệp với từng nhân viên

Giờ là lúc áp dụng đưa lộ trình công danh vào thực tế. Với những nhân viên mới, hãy đề cập với họ về lộ trình trong quá trình hội nhập. Về nhân viên hiện tại, quản lý hãy phổ biến cho họ trong cuộc họp đánh giá hiệu suất.

Bước 5: Kết nối lộ trình sự nghiệp với từng nhân viên
Bước 5: Kết nối lộ trình sự nghiệp với từng nhân viên

Tạm kết 

Phương pháp xây dựng lộ trình công danh giúp các nhân sự của công ty an tâm về cơ hội thăng tiến của họ. Nhân viên sẽ làm việc với sự nhiệt huyết và động lực lớn hơn nhằm sớm đạt được các tiêu chí đề ra. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể khai thác hiệu quả những năng lực từ đội ngũ nhân viên của họ và phát triển vượt bậc.

Xem thêm: 5 điều cần biết để quản lý đội ngũ hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call to VMP :
18006981
Messenger VMP
Zalo with VMP