Hiện nay, nhiệm vụ của người quản lý cấp trung vô cùng quan trọng, bởi họ đóng vai trò như mắt xích liên kết giữa tầm nhìn của lãnh đạo cấp cao và nhân viên – những người trực tiếp thực thi công việc. Dù bạn là một người quản lý cấp trung mới nhậm chức hay có kinh nghiệm lâu năm, hãy xem qua những nhiệm vụ sau đây để thực hiện vai trò của mình một cách tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Giao việc và Ủy quyền
Nhiệm vụ của người quản lý cấp trung đó là phân phối, giao nhiệm vụ hợp lý cho từng nhân viên. Thế nhưng có những bạn mới nhậm chức lại có thói quen ôm đồm nhiều công việc. Hãy nhớ rằng, bạn không còn làm công việc chuyên môn như trước. Bây giờ, bạn là một nhà quản lý và cần phải học cách trao quyền công việc cho nhân viên.
Để có thể giao trách nhiệm một cách hiệu quả, việc đầu tiên của người quản lý là biết được điểm mạnh, yếu; khối lượng nhiệm vụ; năng suất và mức độ cống hiến ở mỗi thành viên. Sau đó, bạn mới có kế hoạch phân chia hiệu quả, khoa học. Việc giao trách nhiệm cho từng nhân viên không những đảm bảo bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả mà còn tạo động lực giúp họ làm việc trách nhiệm hơn, năng suất hơn.
Đàm phán nội bộ
Một nhiệm vụ quan trọng khác của quản lý là đàm phán/ thương lượng nội bộ. Đàm phán nội bộ là việc đàm phán các vấn đề bên trong của doanh nghiệp Ứng dụng được kỹ năng đàm phán sẽ giúp nhà quản lý có thể thương lượng và đạt được những mục tiêu đề ra.
Để thành công trong những cuộc đàm phán, nhà quản lý cần chuẩn bị phong thái tự tin, nhiệt tình và dữ kiện cần thiết là điều không thể thiếu. Bên cạnh đó, người quản lý sở hữu kỹ năng đàm phán tốt luôn biết chủ động tìm kiếm những thông tin để phục vụ cho quá trình thương lượng.
Tuyển chọn nhân tài
Tuyển dụng là một trong những nhiệm vụ khác của nhà quản lý. Nguồn nhân sự chất lượng là món quà vô giá và nếu biết cách “dụng” họ, nhà quản lý có thể phát triển tập thể một cách bền vững. Do đó, tuyển chọn nhân tài phù hợp là điểm mấu chốt tạo nên bước đầu thành công của nhà quản lý trong việc xây dựng “bộ khung” nhân sự góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Có thể đối với nhiều nhà quản lý mới, việc tuyển người là điều còn mang lại nhiều sự mới mẻ. Để tránh bỡ ngỡ trong việc xét tuyển, Nhà quản lý cần trau dồi nhiều hơn về khả năng nhận biết ứng viên nào là người phù hợp với vị trí còn trống trong hàng trăm hồ sơ xin việc gửi về phòng nhân sự. Việc tuyển chọn nhân tài cần phải căn cứ trên sự khách quan, những tiêu chuẩn đặt ra và một trong những yếu tố quan trọng đó là thái độ của ứng viên.
Tips hay: Giữ chân nhân tài
Phát triển nhân sự
Chắc chắn, không nhân viên nào cũng có thể hoàn thành công việc của bạn đúng như kỳ vọng. Chính vì thế, kỹ năng huấn luyện và kèm cặp là nhiệm vụ của nhà quản lý cần phải triển khai nhằm gia tăng kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Tốt hơn hết, nhà quản lý cấp trung cần phải ứng dụng một cách thường xuyên để nhân viên có cơ hội nâng cấp bản thân từng ngày một.
Khi họ thành thạo hơn trong công việc, nhà quản lý hoàn toàn có thể dành thời gian để lên chiến lược lẫn tập trung đến công tác quản trị của mình. Bên cạnh đó, huấn luyện và kèm cặp còn trở thành “phương tiện” giúp bạn kết nối với nhân viên. Từ đó thấu hiểu những ưu, nhược điểm; kỹ năng chuyên môn; thái độ làm việc của họ. Chính vì thế, huấn luyện trở thành nhiệm vụ vô cùng cần thiết của người quản lý cấp trung.
Tấm gương soi chiếu của nhân viên
Một nhiệm vụ khác nhưng không kém phần quan trọng chính là vai trò trở thành đại diện. Ở vị trí Quản lý, bạn không chỉ là người đại diện tiếng nói cho phòng ban của mình mà còn trở thành “bộ mặt” cho tổ chức trước những đối tác. Thái độ, tác phong và hành vi của nhà quản lý chính là biểu tượng cho hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt đối tác, đồng thời là tấm gương cho nhân viên noi theo.
Muốn được như thế, bạn tuyệt đối không thể để cảm xúc “dẫn dắt” suy nghĩ, hành vi của mình. Hãy quản trị bản thân trước khi quản trị nhân viên. Quản trị được mình chính là bước tiến đầu tiên để bạn trở thành số ít quản lý có thể gây ảnh hưởng rộng lớn và nâng tầm tổ chức. Nhưng hãy tưởng tượng mà xem, khi bạn trở thành một “biểu tượng” cho tập thể hay giá trị riêng biệt. Đó chắn chắn là một cảm giác thực sự vô cùng tuyệt vời.
Tham khảo tại thêm bài viết: 05 Điều nhà quản lý cần biết để nhân viên mới bắt kịp công việc
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11