Một nhân viên mới thường khó có thể bắt kịp nhanh chóng và ăn khớp khi bắt đầu công việc của mình. Với vai trò là một nhà quản lý, việc cân bằng khả năng học hỏi của nhân viên và giúp cho công việc của họ trở nên hiệu quả hơn chính là thử thách lớn. Muốn giúp cho nhân viên mới có thể bắt kịp công việc, người quản lý cần phải có năng lực đào tạo đủ tốt.
Mọi người thường có cảm giác phấn khích nhưng cũng bỡ ngỡ khi tiếp nhận một công việc mới. Vì thế, đây là lúc thích hợp để người quản lý tạo ảnh hưởng lớn đến họ. Vậy các nhà quản lý làm thế nào để giúp nhân viên mới, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết:
Đặt ra những kỳ vọng rõ ràng từ ban đầu
Khi mới bắt đầu công việc, nhà quản lý nên đặt ra những mục tiêu, kỳ vọng rõ ràng, cụ thể cho từng công việc. Hãy phổ biến cho nhân viên mới về tiến độ, mục tiêu của công việc và bảng đánh giá hiệu suất để họ nắm rõ các tiêu chí, yêu cầu cần thiết. Đây cũng chính là công cụ để đo lường biểu hiện khi làm việc của nhân viên và những gì mà họ sẽ chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện.
Bằng cách truyền đạt những kỳ vọng rõ ràng từ ban đầu, nhà quản lý sẽ giúp nhân viên mới hiểu rõ trách nhiệm để hoàn thành yêu cầu công việc hay thậm chí vượt ngoài mong đợi. Khi đưa ra một bộ tiêu chuẩn, người cấp trên hãy trao đổi với nhân viên mới về những kỳ vọng thật cụ thể và tạo điều kiện để họ hoàn thành việc được giao, giúp họ dễ dàng bắt kịp công việc.
Tập trung vào văn hóa doanh nghiệp
Chắc chắn các nhà quản lý đều mong muốn nhân viên mới hiểu rõ về doanh nghiệp bằng cách đưa ra những chiến lược, cấu trúc vận hành hay quy định mà họ cần tuân thủ. Tất cả những thứ đó đều quan trọng nhưng đừng quên tập trung hơn đến văn hóa doanh nghiệp cũng như các chính sách của tổ chức. Khi nhân viên mới hiểu rõ về môi trường doanh nghiệp, họ sẽ trung thành và gắn bó lâu dài nếu thấy phù hợp.
Kết nối xã hội sẽ khiến cho nhân viên mới nắm rõ hơn về văn hóa cũng như các chính sách của doanh nghiệp. Nhờ đó mà họ có thể theo kịp công việc đúng với những giá trị của tổ chức. Trước khi người mới bắt tay vào công việc, hãy hỗ trợ để họ có thể hòa nhập tốt với mọi người trong tổ chức. Nhà quản lý làm việc này bằng cách tạo những nhóm nhỏ, giúp họ làm quen với nhau dễ dàng hơn.
Khuyến khích các thành viên cùng tham gia
Một mình người quản lý có thể giúp nhân viên mới bắt kịp công việc nhưng nếu có sự tham gia của các thành viên khác thì sẽ mau chóng đạt được kết quả hơn. Với cương vị một nhà quản lý, hãy khuyến khích các thành viên trong nhóm cùng hỗ trợ nhân viên mới, giúp họ hiểu hơn cái được gọi là trách nhiệm tập thể. Để làm được điều này, người quản lý cần có năng lực vận hành đội nhóm.
Trong nhóm sẽ có những thành viên đáng tin đóng vai trò “người bảo đảm”, hãy ghép đôi người này với nhân viên mới để giúp họ giải quyết mỗi khi gặp khó khăn. Điều này sẽ tốt cho cả hai nhân viên của bạn, giúp “người đảm bảo” luyện tập kỹ năng lãnh đạo và mang lại lợi ích cho người mới vì họ không còn cảm thấy lo lắng khi muốn hỏi về một vấn đề nào đó với quản lý trực tiếp.
Quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất
Bên cạnh những yếu tố trên, việc quan tâm đến nhân viên mới cũng là cách giúp họ mau chóng bắt kịp công việc. Hãy giúp những người mới có một ngày khởi đầu đáng nhớ theo hướng tích cực. Lúc này, nhà quản lý cần khuyến khích các thành viên khác phối hợp với nhân viên mới trong công việc hay giờ ăn trưa để họ không cảm thấy lạc lõng.
Thêm nữa, việc tạo ra môi trường thân thiện để chào đón thành viên mới cũng vô cùng quan trọng. Người quản lý cần chuẩn bị chu đáo các vấn đề như buổi giới thiệu, danh thiếp tổ chức, nơi làm việc hay thẻ nhân viên, thẻ thông hành ra vào tòa nhà,… Những việc này tưởng chừng không quan trọng nhưng lại góp phần giúp người mới cảm nhận được sự quan tâm từ người cấp trên của mình.
Cho nhân viên mới có thời gian để phát triển
Việc khiến cho một nhân viên mới nhanh chóng hăng say cống hiến và luôn hứng khởi là điều không thể xảy ra. Bất cứ một người mới nào cũng cần có quá trình tiếp nhận công việc, đây chính là nhiệm vụ của người quản lý. Không có câu trả lời chính xác cho việc mất bao lâu để một nhân viên mới có thể bắt kịp với vị trí công việc của mình.
Thế nên, dù muốn những nhân viên mới có thể nhanh chóng hòa nhập với công việc, tổ chức đến đâu thì nhà quản lý vẫn phải cho họ thêm thời gian để thích ứng. Những người mới cần được khởi động với một nhịp độ hợp lí, sau đó được tăng tốc nhanh hơn khi họ đã cảm thấy thoải mái với mọi thứ. Hãy giúp họ cảm nhận được mình thật sự là một phần của tập thể, tổ chức.
Xem thêm kỹ năng tạo ảnh hưởng cho nhà quản lý chuyên nghiệp.
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11