Kỹ năng tạo ảnh hưởng sẽ giúp cho nhà quản lý thành công trong việc dẫn dắt và huấn luyện nhân viên cũng như thuyết phục được những người xung quanh.
Đối với nhà quản lý, gây ảnh hưởng được xem là một trong các tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực người dẫn đầu nói chung. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách gây ảnh hưởng đến người khác, nhất là cấp dưới của mình. Đặc biệt, có phải khi ở vị trí càng cao trong tổ chức thì nhà quản lý sẽ sở hữu quyền lực và sự ảnh hưởng càng lớn đối với mọi người xung quanh?
Nội dung bài viết:
Thế nào là kỹ năng tạo ảnh hưởng?
Kỹ năng gây ảnh hưởng có thể được hiểu là quá trình vận dụng tổng hợp các biện pháp để tạo những ấn tượng, hình ảnh tốt đẹp, uy tín đối với cấp dưới cũng như mọi người xung quanh. Điều này nhằm thuyết phục người khác hành động và suy nghĩ theo cách bạn muốn. Nhờ đó, nhà quản lý nhận được sự hỗ trợ và ủng hộ từ cấp dưới cũng như mọi người.
Với cương vị một người quản lý, chúng ta làm rất nhiều công việc. Đó có thể là hòa giải, ra quyết định hay dẫn dắt cấp dưới và còn nhiều thứ khác nữa. Bên cạnh đó, người quản lý còn vô hình chung cùng làm một công việc hiển nhiên đó là gây ảnh hưởng đối với nhân viên của mình. Nếu không thể thuyết phục người khác về điều gì đó thì chẳng ai đi theo bạn cả.
Xem thêm: Kỹ năng đứng lớp
Vai trò của kỹ năng tạo ảnh hưởng
Một người muốn thành công trong cuộc sống thì cần có kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác. Tương tự, người dẫn dắt đội nhóm cũng vậy. Tạo ảnh hưởng là việc mà nhà quản lý phải làm ở nhiều cấp độ với những người khác nhau. Sự ảnh hưởng của bạn có sức mạnh thuyết phục nhân viên, tạo được uy tín và có thể truyền cảm hứng, tạo động lực đến người khác.
Sức ảnh hưởng liên quan trực tiếp đến khả năng thuyết phục của nhà quản lý. Chỉ khi bạn tạo được sự ảnh hưởng tốt mới dễ dàng thuyết phục người khác đồng ý với quan điểm của bản thân. Khi người quản lý thuyết phục hiệu quả sẽ dễ dàng nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ cấp dưới cũng như mọi người xung quanh.
Các mức độ của kỹ năng tạo ảnh hưởng
Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến mọi người được đánh giá dựa trên 5 mức độ dưới đây:
Mức độ 1 – Mức độ kém
Ở mức độ này, nhà quản lý chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều sự chỉ dẫn từ người khác. Cụ thể, người quản lý sẽ có khả năng bảo vệ ý kiến cá nhân, đưa ra đề xuất nhưng không thật sự thuyết phục được cấp dưới. Mặt khác, họ còn e ngại và chưa tự tin vào bản thân.
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản
Cá nhân ở mức độ 2 là người có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình nhưng vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác. Họ có khả năng thuyết phục, bảo vệ ý kiến cá nhân và cũng nhận được sự lắng nghe, tôn trọng từ mọi người.
Mức độ 3 – Mức độ khá
Nhà quản lý ở mức độ này có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác. Ở mức độ này, người quản lý đã tạo được mối quan hệ tốt với mọi người. Họ tích cực tham dự đóng góp trong các cuộc thảo luận, hoạt động quan trọng và có khả năng đưa ra các đề xuất thuyết phục, hiệu quả.
Mức độ 4 – Mức độ tốt
Khi đến mức độ này, nhà quản lý đã là người có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn. Họ tạo được uy tín trong tổ chức và các bên liên quan. Ngoài ra, người quản lý luôn đóng vai trò chủ động trong các buổi gặp gỡ, tranh luận. Họ tự tin thể hiện quan điểm và tài năng trước đám đông và nghiêm túc thực hiện các chính sách của tổ chức.
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc
Ở mức độ cao nhất này, nhà quản lý chủ động vận dụng được kỹ năng trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn và tự tin truyền đạt chúng cho người khác. Họ xây dựng mạng lưới quan hệ rộng và luôn được chào đón. Người quản lý đóng vai trò cố vấn, người đứng đầu trong các kế hoạch quan trọng, có ý chí kiên định. Lúc này mọi ý kiến, đề xuất cá nhân đều được đề cao và áp dụng triệt để trong tổ chức.
Tips hay: Ứng dụng tháp mức độ tiếp thu
Cách để tạo ảnh hưởng không dựa vào quyền lực
Ở hiện tại, chức vụ hay vị trí nào trong thời đại ngày nay đã không còn là yếu tố lớn nhất tạo ra ảnh hưởng cho nhà quản lý. Thay vào đó, khả năng tạo ảnh hưởng đến từ những yếu tố khác như uy tín, hình ảnh, năng lực chuyên môn hay mối quan hệ. Nhà quản lý được coi là có ảnh hưởng tốt với cấp dưới của mình sẽ biết khai thác một cách hiệu quả những nhân tố thuộc về tâm lí con người để tạo ra quyền uy.
Nhân viên luôn tôn trọng nhà quản lý nếu thực sự tin tưởng về kiến thức và năng lực của cấp trên. Bằng kiến thức, trình độ chuyên môn, các bằng cấp và thành tích đạt được, nhà quản lý đã ngầm có một quyền lực giúp tạo sự ảnh hưởng đến người khác. Ngoài ra, người quản lý tạo ảnh hưởng bằng cách thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cần thiết để hoàn thành tốt công việc của mình.
Xem thêm: 5 Kỹ năng đáng giá cho quản lý cấp trung
UMM – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÀN DIỆN CHO QUẢN LÝ CẤP TRUNG SỐ 1 VIỆT NAM
UMM là trung tâm tư vấn giải pháp phát triển toàn diện cho Quản lý cấp trung viết tắt: Ultimate Middle Manager. Tại UMM, chúng tôi tập trung các chuyên gia hàng đầu về đào tạo Quản lý cấp trung có kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể, UMM là nơi thiết kế chương trình, lộ trình đào tạo chuyên sâu cho Quản lý cấp trung tại các Doanh nghiệp hàng đầu. Đặc biệt, chúng tôi chuyên đào tạo các kỹ năng/năng lực cho Quản lý cấp trung theo nhu cầu của Doanh nghiệp.
Hotline tư vấn giải pháp 24/7: 1800 6981
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11