Kỹ năng tư duy sáng tạo cho quản lý vô cùng cần thiết khi doanh nghiệp muốn đổi mới sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường luôn thay đổi không ngừng. Một phương pháp tư duy sáng tạo được áp dụng rộng rãi hiện nay là SCAMPER.
Vậy phương pháp SCAMPER cụ thể là gì? Cách áp dụng phương pháp tư duy sáng tạo này này ra sao để tối ưu hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này thông qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Quy trình đào tạo đổi mới trong doanh nghiệp
Nội dung bài viết:
Phương pháp SCAMPER cải thiện kỹ năng tư duy sáng tạo cho quản lý ra sao?
Phương pháp SCAMPER giúp các cá nhân phát triển tư duy sáng tạo qua việc đặt ra 7 loại câu hỏi khác nhau, từ đó nảy ra những ý tưởng mới nhằm giúp doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Cái tên SCAMPER cũng bắt nguồn từ những chữ cái đầu của mỗi loại câu hỏi trong phương pháp này.
7 loại câu hỏi trong phương pháp SCAMPER giúp tăng kỹ năng tư duy sáng tạo cho quản lý
Substitute (Thay thế)
Đầu tiên, được thể hiện thông qua các câu hỏi về sự thay thế. Sự đổi mới này có thể xuất phát từ các vấn đề còn tồn đọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay nhu cầu của khách hàng. Thậm chí nó có thể đến từ những thứ không liên quan đến các bộ phận hay tính năng của sản phẩm như tên, giá cả với mục đích thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Một số câu hỏi về sự thay thế như:
- Tôi có thể thay thế những gì để cải thiện sản phẩm?
- Tôi có thể thay thế một bộ phận này bằng một bộ phận khác không?
- Tôi có nên đổi sản phẩm không?
- Tôi có thể sử dụng các thành phần hoặc vật liệu khác không?
- Tôi có thể sử dụng các quy trình hoặc thủ tục khác không?
- Tôi có thể thay đổi hình dạng, màu sắc, độ nhám, âm thanh hoặc mùi của nó không?
Combine (Kết hợp)
Một cách khác để đổi mới sản phẩm là kết hợp các tính năng của 2 mặt hàng khác nhau để tạo thành một sản phẩm hoàn toàn mới với nhiều tiện ích trong quá trình sử dụng. Nhờ đó, sản phẩm có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn
Một ví dụ điển hình nhất là các mặt hàng gia dụng trong nhà bếp được sản xuất với tính năng 5 trong 1. Sản phẩm đa năng này sau đó giúp các nhà sản xuất thu hút một lượng khách hàng rất lớn.
Câu hỏi hướng dẫn:
- Tôi có thể kết hợp những ý tưởng, vật liệu, tính năng, quy trình, con người, sản phẩm hoặc thành phần nào?
- Tôi có thể kết hợp những gì để tối đa hóa số lần sử dụng?
- Tôi có thể kết hợp những gì để giảm chi phí sản xuất?
Adapt (Thích ứng)
Một doanh nghiệp bền vững luôn cần có sự thích ứng tốt trong mọi hoàn cảnh và không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Từ những nguồn thông tin như các lỗi xảy ra trong quá khứ hay sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau nhằm đổi mới sản phẩm:
- Tôi có thể thay đổi phần nào của sản phẩm?
- Tôi có thể dựa theo nguồn cảm hứng trong các sản phẩm hoặc quy trình khác để áp dụng vào bối cảnh của mình không?
- Tôi có thể điều chỉnh, sao chép hoặc mượn những ý tưởng nào từ sản phẩm của người khác?
- Tôi nên điều chỉnh những quy trình nào?
- Tôi có nên điều chỉnh khách hàng mục tiêu không?
Modify (Sửa đổi)
Công ty cần lên kế hoạch sửa đổi sản phẩm trong một số trường hợp, điển hình là khi nhận được những phản hồi từ khách hàng. Những sửa đổi có thể là về tính năng hay hình dáng bên ngoài của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Câu hỏi hướng dẫn:
- Tôi có nên thay đổi màu sắc, kích thước sản phẩm không?
- Tôi có thể tăng hiệu suất của nó không?
- Tôi có thể thêm các tính năng bổ sung không?
- Tôi có thể loại bỏ một số thành phần hoặc làm sản phẩm nhỏ hơn, ngắn hơn hoặc nhẹ hơn không?
Put to another use (Chuyển sang mục đích sử dụng khác)
Một cách tiếp cận khác nhằm đổi mới sản phẩm là khám phá các mục đích sử dụng khác cho tính năng hiện tại của sản phẩm. Một ví dụ nổi bật về kiểu tư duy sáng tạo này là việc Iphone đã tận dụng khe cắm sạc làm cổng kết nối tai nghe. Điều này giúp những chiếc “smartphone” của họ càng thêm khác biệt so với thị trường.
Với kiểu đổi mới này, công ty cần đặt ra các câu hỏi như:
- Sản phẩm có thể được sử dụng để làm gì khác?
- Một đứa trẻ hay những người già sẽ sử dụng nó như thế nào?
- Nhóm mục tiêu nào khác có thể được hưởng lợi từ sản phẩm này?
- Đối tượng nào khác sẽ cần hoặc muốn sản phẩm của tôi?
- Có thể có những cách sử dụng khác nếu tôi sửa đổi sản phẩm không?
Eliminate (Loại bỏ)
Đôi khi, loại bỏ một số bộ phận hoặc tính năng của sản phẩm giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khả quan hơn. Lý do là vì việc loại bỏ giúp họ tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể, từ đó có thể giảm giá thành sản phẩm và thu hút các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, việc loại bỏ thành phần, tính năng nào cần có sự tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến chức năng chính cũng như nhu cầu của khách hàng.
Câu hỏi hướng dẫn:
- Tôi có thể loại bỏ những gì mà không thay đổi chức năng của sản phẩm?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi loại bỏ một thành phần nào đó của sản phẩm?
- Tôi có thể cắt giảm chi phí không?
- Làm thế nào tôi có thể đơn giản hóa sản phẩm?
- Có thành phần nào của sản phẩm không cần thiết không?
- Tôi có thể làm cho nó nhỏ hơn được không?
Reverse (Đảo ngược)
Loại câu hỏi cuối trong phương pháp SCAMPER là liên quan đến tư duy đảo ngược. Đôi khi doanh nghiệp đã có đủ các nguồn lực cần có để hoạt động hiệu quả. Điều cần làm duy nhất để thay đổi bức tranh kinh doanh của họ theo hướng tích cực chỉ là sắp xếp lại các nguồn lực hiện có sao cho hợp lý mà thôi.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi như:
- Tôi có thể hoán đổi các thành phần, mẫu hoặc bố cục không?
- Tôi có thể thay đổi tốc độ hoặc lịch trình không?
- Sẽ thế nào nếu một thành phần của sản phẩm hoặc quy trình hoạt động ngược lại?
Quy trình triển khai phương pháp tư duy sáng tạo SCAMPER
Bước 1: Xác định sản phẩm cần cải tiến
Đầu tiên, doanh nghiệp cần lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và xác định những điểm cần cải thiện về sản phẩm đó.
Bước 2: Áp dụng phương pháp tư duy sáng tạo SCAMPER
Giờ là lúc vận dụng kỹ năng tư duy sáng tạo cho quản lý qua việc đặt các câu hỏi liên quan đến các yếu tố của phương pháp SCAMPER. Các câu hỏi cần bao hàm mọi khía cạnh của sản phẩm như giá trị, lợi ích, dịch vụ, điểm tiếp xúc, thuộc tính sản phẩm, giá cả và thị trường nhằm cho ra được kết quả tối ưu nhất.
Bước 3: Lựa chọn giải pháp lý tưởng nhất
Mỗi câu hỏi đặt ra khi áp dụng phương pháp SCAMPER sẽ tương ứng với một câu trả lời, một ý tưởng cho công cuộc đổi mới sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp cần chọn ra những phương án tiềm năng nhất và áp dụng và lên kế hoạch hành động áp dụng thực tế.
Tạm kết
Thật không dễ để vận dụng hiệu quả kỹ năng tư duy sáng tạo cho quản lý khi muốn đổi mới sản phẩm hay dịch vụ. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp SCAMPER sẽ giúp các doanh nghiệp đơn giản hóa đáng kể quá trình này.
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11