ĐÀO TẠO ĐỔI MỚI | ĐỘNG LỰC CHÍNH GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN

ĐÀO TẠO ĐỔI MỚI | ĐỘNG LỰC CHÍNH GIÚP DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN

Đánh giá post

Đào tạo đổi mới là động lực chính cho sự bền vững và phát triển của tổ chức. Bằng cách ưu tiên đổi mới, các doanh nghiệp có thể gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường, cải thiện quy trình cũng như văn hóa của họ.

Theo công ty tư vấn quản lý McKinsey, sự bùng phát của đại dịch coronavirus (COVID-19) đã khiến cho sự đổi mới trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nghiên cứu của McKinsey cho thấy 90% giám đốc điều hành kỳ vọng ảnh hưởng của Coronavirus sẽ thay đổi cơ bản cách thức kinh doanh của họ trong 5 năm tới.

Điều quan trọng là tổ chức cần phải thúc đẩy sự đổi mới giữa các phòng ban và ở tất cả các cấp để đạt được thành công lâu dài. Một phương tiện hiệu quả cao để làm như vậy là thông qua đào tạo đổi mới.

ĐÀO TẠO ĐỔI MỚI LÀ GÌ?

Đào tạo đổi mới nâng cao tiềm năng sáng tạo của nhân viên
Đào tạo đổi mới nâng cao tiềm năng sáng tạo của nhân viên

Đào tạo đổi mới là một chiến lược của doanh nghiệp nhằm nâng cao tiềm năng sáng tạo của các cá nhân và phát triển sự hiểu biết của họ về tầm nhìn đổi mới của tổ chức. Mục tiêu kép này khuyến khích những người tham gia luôn tạo ra những ý tưởng mới mẻ cho công cuộc đổi mới doanh nghiệp cũng như áp dụng các kỹ năng mới trong công việc hàng ngày.

Tạo ra một văn hóa làm việc sáng tạo sẽ đảm bảo tất cả mọi người luôn làm việc theo hướng cải thiện, đổi mới phương thức kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả và đạt hiệu suất cao hơn. Nhờ vậy, họ có thể tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn và thu hút được nhiều khách hàng hơn đến với mình

7 BƯỚC TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO ĐỔI MỚI TRONG DOANH NGHIỆP

Đào tạo đổi mới không chỉ cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn gia tăng khả năng giữ chân nhân viên qua việc tạo cho họ một môi trường sáng tạo, có nhiều cơ hội phát triển bản thân. Dưới đây là các bước mà bộ phận quản lý có thể áp dụng cho công cuộc đào tạo đổi mới tại doanh nghiệp của mình.

1. Đưa tư duy đổi mới thành giá trị cốt lõi

Cần đưa sự đổi mới trở thành giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Cần đưa sự đổi mới trở thành giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Ở bước đầu tiên, doanh nghiệp cần nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đổi mới trong môi trường làm việc bằng cách biến nó trở thành giá trị cốt lõi. Cụ thể, các quản lý cần định hình rõ trong tư tưởng của các nhân viên rằng rủi ro lớn nhất trong kinh doanh sẽ xảy đến khi doanh nghiệp cứ mãi dậm chân tại chỗ mà không thử những hướng đi mới.

Sau khi được công tác tư tưởng, các nhân viên cần hiểu những điều công ty mong đợi ở họ. Đó là sự trung thực, cởi mở và không ngại chia sẻ, đóng góp các sáng kiến mới.

2. Tuyển những nhân sự có quan điểm khác nhau

Trong các cuộc họp Brainstorming, những quan điểm khác biệt trong nhóm sẽ có thể gây ra sự mâu thuẫn hay ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, mặt lợi của điều này chính là việc các vấn đề sẽ được đánh giá theo nhiều góc độ khác nhau. Quan trọng hơn, các cá tính khác nhau sẽ mang đến cho công ty nhiều ý tưởng hay cách tiếp cận độc đáo để giải quyết vấn đề và thúc đẩy công ty đổi mới mình. 

Để sở hữu những cá tính khác biệt đó, công tác tuyển dụng nhân sự cần đặt ra các tiêu chí đối với nhân viên tiềm năng cho công ty mình. Đó, trước hết, sẽ là những cá nhân hiểu tầm nhìn và phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, họ cần có những quan điểm riêng của bản thân, có niềm đam mê hay khả năng mới lạ so với những nhân viên hiện tại của công ty.

3. Cho nhân viên thời gian và không gian để đổi mới

Sẽ khá khó khăn để các nhân viên mới có thể thật sự hiểu và làm theo những định hướng của doanh nghiệp. Lúc này, công ty cần kiên nhẫn với họ, tạo cho họ những cơ hội tiếp cận với những ý tưởng mới, đồng thời dành cho họ không gian để thực hành sáng tạo và chia sẻ những ý tưởng.

Để kích thích tư duy sáng tạo và đổi mới của nhân viên, quản lý có thể phân bổ thời gian làm việc của họ, tạo cho họ có những ngày làm việc bên ngoài văn phòng, thoát khỏi những công việc hàng ngày nhằm kích thích những suy nghĩ mới trong họ. Ngoài ra, quản lý có thể tổ chức những cuộc họp nhóm chia sẻ ý tưởng, hộp thư góp ý tại công ty hoặc trên nền tảng mạng nội bộ của nhân viên.

4. Khuyến khích sự cộng tác giữa các cá nhân

Khuyến khích nhân viên nói lên góc nhìn của họ về hướng phát triển của công ty
Khuyến khích nhân viên nói lên góc nhìn của họ về hướng phát triển của công ty

Sau khi được kích thích sáng tạo một cách độc lập, ở bước thứ 4 của đào tạo đổi mới, nhân viên cần được khuyến khích làm việc cùng nhau và thảo luận cởi mở về cách tối ưu doanh nghiệp dựa trên nhiều góc nhìn riêng của mỗi người.

Các lãnh đạo có thể cho phép các nhân viên hoán đổi công việc cho nhau để có cơ hội tiếp thu những quan điểm mới mẻ từ nhiều người khác nhau hoặc tổ chức các buổi Brainstorming cải tiến quy trình giữa những bộ phận khác nhau của doanh nghiệp. Nhà quản lý có thể giới thiệu một ý tưởng mới hoặc tạo một phiên mang chủ đề “điều gì xảy ra nếu?” vào các cuộc họp để tạo điều kiện cho những sự đổi mới diễn ra trong công ty.

5. Có một quy trình phản hồi

Một điều chắc chắn rằng không phải ý tưởng nào mà các nhân viên đưa ra cũng được áp dụng vào công việc thực tế. Nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình đào tạo đổi mới, các ý kiến đưa ra vẫn chưa thật sự gắn kết với định hướng của công ty. Tuy vậy, công ty cần phải có cách tiếp cận đúng đắn với các ý tưởng chưa phù hợp đó để tránh khỏi tình trạng các nhân viên mất đi động lực khi cảm thấy ý kiến của mình không được tổ chức xem trọng.

Một quy trình phản hồi cần được xây dựng một cách bài bản. Trọng đó, các nhà lãnh đạo cần đảm bảo mỗi ý tưởng đề xuất đều được ghi nhận kịp thời và được xem xét một cách thích hợp. Trong trường hợp các ý kiến đưa ra không được áp dụng, quản lý có thể đưa vấn đề này vào các cuộc họp nhóm và phân tích nguyên nhân tại sao ý kiến đó chưa phù hợp, đồng thời bày tỏ sự cảm kích và khích lệ họ đưa ra thêm những ý tưởng mới trong tương lai.

Xem thêm: Mô hình Quản trị nhân sự Grow

6. Triển khai ý tưởng của nhân viên và khen thưởng

Nên triển khai sáng kiến của nhân viên càng sớm càng tốt
Nên triển khai sáng kiến của nhân viên càng sớm càng tốt

Doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng những sáng kiến tiềm năng mà các nhân viên đưa ra và áp dụng vào công việc càng sớm càng tốt nếu có thể. Điều này giúp các nhân viên cảm nhận được ảnh hưởng của họ đến định hướng của doanh nghiệp từ đó có thêm động lực trong công việc. Ngoài ra, các đồng nghiệp của họ cũng tin tưởng hơn về công ty và nỗ lực hơn trong công việc của họ.

Bên cạnh đó, những phần thưởng nhằm tri ân những đóng góp của cá nhân, nhóm hay toàn bộ nhân sự của công ty sẽ đóng vai trò như một chất xúc tác, khiến họ luôn giữ thói quen đề xuất các ý tưởng cho công ty.

7. Cung cấp những chương trình đào tạo kỹ năng cho nhân viên

Những chương trình đào tạo có thể truyền cảm hứng cho nhân viên, mang đến cho họ những suy nghĩ và cách tiếp cận mới để áp dụng trong công việc. Cùng với những kinh nghiệm đã có, những chương trình đào tạo sẽ đóng vai trò như một phương tiện bổ trợ giúp họ gia tăng năng suất làm việc hơn nữa.

LỜI CUỐI

Các nhân viên là tài sản quý giá nhất mà doanh nghiệp sở hữu. Các doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất làm việc của nhân viên bằng cách “nuôi dưỡng” một nền văn hóa khuyến khích tư duy sáng tạo và đổi mới. Cách tiếp cận này truyền cảm hứng cho các nhân sự, giúp họ không ngần ngại đưa ra đề xuất và khuyến nghị của bản thân cũng như sẵn sàng chia sẻ kiến ​​thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho nhau để cùng nhau phát triển trong công việc.

Xem thêm: Các mô hình đào tạo tại doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call to VMP :
18006981
Messenger VMP
Zalo with VMP