Chân dung nhà quản lý thế hệ mới – người sẽ đối mặt và biết cách xoay chuyển thách thức thành cơ hội trước những biến động toàn cầu ảnh hưởng sâu rộng đến cơ cấu, kế hoạch của tổ chức. Đồng thời, bạn sẽ làm việc như thế nào với sự đa dạng về thế hệ, khi nguồn nhân sự trẻ tuổi từ Gen Z đã bắt đầu “xâm nhập” vào thị trường lao động? Chân dung nhà quản lý thế hệ tương lai sẽ được phác thảo qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết:
Đừng trở thành nhà quản lý vi mô
Một trong những điểm yếu chí tử của không ít nhà quản lý đó là quá sa đà vào “Quản lý vi mô”, hậu quả tạo nên một bầu không khí làm việc ngột ngạt, đầy tiêu cực. Hãy gạt bỏ chúng và bắt tay xây dựng môi trường làm việc “mở”, tạo không gian thoải mái để nhân viên tự xử lý công việc.
Trao quyền là phương án rất hữu hiệu đối với nhà quản lý lẫn đội ngũ nhân viên. Một nhà Quản lý biết trao quyền có thể thúc đẩy nhân viên tìm ra lời giải và họ sẽ trưởng thành hơn trong quá trình thực hiện công việc. Còn nếu vẫn tiếp tục kiểm soát nhân viên và thiếu đi sự tin tưởng với nhân viên, nhà quản lý không có thời gian để thực hiện đúng với công việc của mình đó là lên chiến lược, tầm nhìn, dẫn dắt tổ chức.
Tự tin và quyết đoán
Chân dung nhà quản lý thế hệ mới không thể là người thiếu quyết đoán và lúc nào cũng mong chờ người khác quyết định thay mình. Khi đứng trước những thách thức, bạn là người chèo lái con thuyền cập bến an toàn hay không. Chính vì thế, đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức chuyên môn, khả năng dẫn dắt tập thể và một tinh thần vững vàng trước khó khăn.
Tuy nhiên, nhà quản lý vẫn nên tham khảo ý kiến của cấp trên, bàn bạc với nhân viên để từ đó đưa lại quyết định cuối cùng. Qua việc cuộc tham khảo, nhà quản lý nhận ra nhiều khía cạnh cũng như những nguy cơ tiềm ẩn trong kế hoạch của mình. Đồng thời, nhân viên cảm thấy được tôn trọng hơn vì họ có những tác động nhất định đối với kế hoạch chung.
Thích ứng với sự thay đổi
Với một thời đại mà kinh tế, chính trị, dịch bệnh đang có những tác động tiêu cực như thế, các nhà Quản lý buộc phải thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi bộ máy cơ cấu nhân sự. Thích ứng với sự thay đổi là cách để nhà Quản lý phản ứng nhanh chóng trong việc nắm bắt cơ hội hoặc giải quyết vấn đề.
Trong thời đợi biến động như hiện nay, với cơ hội hoặc thách thức xuất hiện, nhà quản lý phải nhanh chóng nắm bắt, ra quyết định một cách thông minh và thậm chí cần chấp nhận thất bại. Đặc biệt, với đội ngũ nhân sự Z, họ rất dễ nắm bắt sự thay đổi và luôn đổi mới trong từng công việc được giao. Vì thế, chân dung nhà quản lý thế hệ mới phải nhạy bén với thời cuộc và luôn học hỏi mới có thể nhận được sự tin tưởng của nguồn lao động trẻ hiện nay.
Luôn lắng nghe, thấu hiểu và hành động
Có một thực tế, những trục trặc trong quá trình làm việc và rạn nứt nội bộ xuất phát từ việc nhà quản lý không thể truyền đạt tốt. Vì vậy, chân dung nhà quản lý thế hệ mới rất cần kỹ năng giao tiếp tốt, cụ thể là lắng nghe.
Lắng nghe là kỹ năng giao tiếp quan trọng hàng đầu của bất cứ một nhà quản lý nào muốn có được thành công. Việc lắng nghe ý kiến của mọi người, đặc biệt là nhân viên một cách chi tiết giúp cho nhà lãnh đạo có được các sáng kiến, ý tưởng mới lạ, đem lại hiệu quả cho công việc chung.
Xem thêm: 08 Tuyệt chiêu của nhà lãnh đạo ưu tú
Trở thành một “nhà huấn luyện”
Là một người quản lý, bạn luôn trăn trở với việc làm thế nào để nâng cao trình độ của các thành viên trong đội, đặc biệt với biến động như hiện này. Huấn luyện và kèm cặp nhân viên không còn là đặc quyền bổ sung nữa, mà trở thành một yếu tố cần thiết để phác họa chân dung nhà quản lý muốn bước lên đỉnh cao cũng như phát triển tập thể của mình.
Trở thành một “Nhà huấn luyện” giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian vừa tạo điều kiện cho nhân viên trau dồi thêm kiến thức và phát triển kỹ năng mới, từ đó nâng cao năng suất lao động. Khi ứng dụng Coaching, Nhà quản lý chỉ cần đưa ra giải pháp và cung cấp nguồn thông tin để nhân viên khám phá những điều tốt nhất phục vụ cho công việc.
Tham khảo thêm bài viết: Năng lực toàn diện của Quản lý cấp trung UMM
Bài viết liên quan
05 Nhóm đối tượng tác động đến chiến lược đào tạo doanh nghiệp
Chiến lược đào tạo là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực
Th12
Training Lab – Sự kiện xây dựng chiến lược đào tạo năm 2025 dành cho L&D
Bạn đang tìm giải pháp xây dựng chiến lược đào tạo vừa thực tế
Th11