5 CÁCH GIÚP NHÂN VIÊN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 

5 CÁCH GIÚP NHÂN VIÊN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 

Đánh giá post

Kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ quan trọng đối với các cấp lãnh đạo mà còn với đội ngũ nhân viên của họ. Trong môi trường doanh nghiệp, nhân viên sẽ trực tiếp thực thi đường lối phát triển mà lãnh đạo đã đề ra. Do đó, khả năng giải quyết vấn đề của họ sẽ tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.

Vậy kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Tại sao nó lại cần thiết đối với đội ngũ nhân viên? Quản lý phải làm gì để giúp nhân viên phát triển kỹ năng này? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng xử lý những tình huống khó khăn hoặc bất ngờ
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng xử lý những tình huống khó khăn hoặc bất ngờ

Giải quyết vấn đề (problem solving) là một quá trình nhận diện vấn đề, tìm ra những cách giải quyết khả thi và áp dụng phương án thích hợp nhất vào thực tế.

Trong môi trường doanh nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng xử lý những tình huống khó khăn hoặc bất ngờ tại nơi làm việc. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất nhà tuyển dụng cần có ở một ứng viên. Nguyên nhân vì nhân viên sở hữu kỹ năng này có xu hướng tự chủ trong mọi tình huống. Họ biết cách phân tích và tìm ra hướng giải quyết phù hợp và nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm: 5 trò chơi cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề cho đội nhóm

Tại sao nhân viên cần biết cách giải quyết vấn đề?

Nhân viên có thể giải quyết vấn đề của bản thân giúp nâng cao năng suất của doanh nghiệp. Họ không phụ thuộc quá nhiều vào quản lý. Những vấn đề phát sinh trong công việc cũng được họ giải quyết ổn thỏa và nhanh chóng. Nhờ vậy, tiến độ công việc của công ty không bị ngưng trệ và quản lý có thể yên tâm tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn.

Bên cạnh đó, kỹ năng giải quyết vấn đề khuyến khích hợp tác và gắn kết đội ngũ. Khi làm việc nhóm, mâu thuẫn đôi khi xảy ra khi các thành viên bất đồng quan điểm. Dù vậy, nhóm sẽ nhanh chóng trở lại đúng hướng nếu vận dụng hiệu quả năng lực này. Những bất đồng cũng sẽ dễ dàng bị loại bỏ.

Làm sao giúp nhân viên phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề?

Tuyển dụng đúng người

Tuyển dụng đúng người
Tuyển dụng đúng người

Trước khi đào tạo đội ngũ, cần tìm ra những “viên ngọc thô” trong quá trình tuyển dụng. Ngoài những yếu tố như kinh nghiệm làm việc, thành tựu đạt được, nhà tuyển dụng cần đánh giá khả năng phân tích cũng như giải quyết vấn đề nhanh nhạy của ứng viên.

Nhà tuyển dụng nên đặt ra những câu hỏi tình huống bất chợt dành cho ứng viên. Sau đó, theo dõi cách họ xử lý vấn đề và chọn ra những cá nhân phù hợp.

Tin tưởng nhân viên của mình

Tin tưởng nhân viên của mình
Tin tưởng nhân viên của mình

Điều cần làm tiếp theo là hãy thực sự đặt niềm tin vào chính những người mình đã chọn. Vì họ chỉ mới là những “viên ngọc thô” nên khó thể hiện được khả năng thời gian đầu. Nếu quản lý vì vậy mà trở nên thận trọng, hướng dẫn từn li từng tí trong mọi chuyện, sẽ gây ra hậu quả không mấy tích cực. Nhân viên trở nên quá phụ thuộc và nhiều lúc cảm thấy bất bình với cấp trên của mình.

Quản lý cần tạo cho nhân viên không gian đủ rộng để thể hiện bản thân. Hãy trò chuyện thường xuyên để nắm được tiến độ công việc và những khó khăn họ gặp phải. Sau đó, đặt ra câu hỏi như “Em định giải quyết vấn đề này ra sao?”. Hãy lắng nghe suy nghĩ của nhân viên và từ đó đưa ra những điều chỉnh tối ưu hơn. Với cách này, nhân viên sẽ cảm nhận được giá trị và cải thiện năng lực của bản thân.

Đặt chỉ tiêu thay vì hướng dẫn cụ thể

Đặt chỉ tiêu thay vì hướng dẫn cụ thể
Đặt chỉ tiêu thay vì hướng dẫn cụ thể

Như đã đề cập, nhân viên làm việc rất thụ động khi luôn được chỉ dẫn quá chi tiết. Nhằm kích thích năng lực giải quyết vấn đề, hãy tạo cho nhân viên những khó khăn nhất định. Quản lý nên yêu cầu bọ hoàn thành mục tiêu cụ thể và để họ tự tìm cách đạt được.

Một ví dụ trong lĩnh vực Marketing khi thay vì đưa ra các bước tiến hành, quản lý có thể thử thách nhân viên bằng cách yêu cầu “Trong chiến dịch truyền thông lần này, anh/chị kỳ vọng tỷ lệ chuyển đổi tăng thêm 10%. Em làm được chứ?”

Khuyến khích sáng tạo

Khuyến khích sáng tạo
Khuyến khích sáng tạo

Một cách khác để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của nhân viên là kích thích sáng tạo trong công ty. Với tư duy sáng tạo, những vấn đề xảy ra sẽ được xử lý hiệu quả hơn.

Có rất nhiều cách giúp nuôi dưỡng sức sáng tạo của nhân viên. Ví dụ như đặt cây xanh nơi làm việc hay trưng bày những bức tranh trừu tượng trên tường. Bên cạnh đó, quản lý có thể tạo những hoạt động vui chơi giải trí trong giờ giải lao.

Xem thêm: Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo với phương pháp SCAMPER

Tạo điều kiện “Brainstorming” theo nhóm

Tạo điều kiện “Brainstorming” theo nhóm
Tạo điều kiện “Brainstorming” theo nhóm

Các nhân viên có thể vận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định rất hiệu quả trên phương diện cá nhân. Tuy nhiên họ cần học cách áp dụng kỹ năng này khi làm việc nhóm. Hoạt động brainstorming phát triển ý tưởng cho chiến dịch mới của công ty diễn ra khá thường xuyên. Tuy vậy, đôi khi không hiệu quả do các thành viên vướng vào những bất đồng về quan điểm.

Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo nhân viên cách để làm việc cùng nhau trong một nhóm. Thông qua những bài giảng kỹ năng giải quyết vấn đề, nhân viên sẽ kết nối với nhau hiệu quả hơn, đưa ra các giải pháp nhanh chóng để vượt qua những bất đồng và hướng đến mục tiêu chung.

TẠM KẾT:
Các nhân viên nếu có thể nắm vững và vận dụng hiệu quả kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình làm việc sẽ giúp doanh nghiệp phát triển rất mạnh mẽ. Để đạt được điều này, những nhà quản lý cần có các tiếp cận phù hợp nhằm tạo điều kiện cho nhân viên phát triển những khả năng của họ.

Để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị, vui lòng truy cập: UMM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call to VMP :
18006981
Messenger VMP
Zalo with VMP