UMM soạn bài viết để giúp Doanh nghiệp có được khung tiêu chuẩn đánh giá năng lực quản lý chuyên nghiệp.
Doanh nghiệp mong muốn sở hữu các Manager ảnh hưởng tích cực đến đội nhóm? Với một khung tiêu chuẩn, Doanh nghiệp đánh giá năng lực Manager để giúp họ phát triển về sau. Theo đó, hãy cùng UMM khám phá 12 tiêu chuẩn đánh giá Manager chuyên nghiệp:
Nội dung bài viết:
Tại sao cần đánh giá năng lực của quản lý?
Đánh giá năng lực quản lý nên được thực hiện định kỳ, ví dụ như hàng năm hoặc theo chu kỳ đã được xác định trước đó. Điều này giúp đánh giá sự phát triển của quản lý theo thời gian và xác định những cải thiện cần thiết. Nếu một quản lý được công nhận vì nỗ lực và thành tựu của mình, điều này có thể tạo động lực và cam kết làm việc tốt hơn từ phía họ. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp tìm ra những cá nhân tiềm năng, có thể câng nhắc cho những vị trí cao hơn.
Một số thời điểm quan trọng khác mà doanh nghiệp cần đánh giá năng lực quản lý là: thay đổi vai trò, vị trí hoặc trách nhiệm; khi có phản hồi tiêu cực; đạt được mục tiêu; xảy ra sự cố; có cơ hội thăng tiến;…
1/ Lãnh đạo (Leadership)
Để trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp, Manager cần có khả năng đánh giá năng lực quản lý của mình một cách hiệu quả. Khi lãnh đạo tốt, Manager sẽ “thu phục được nhân tâm” và đạt hiệu quả công việc cao.
Xem thêm: Năng lực toàn diện của Quản lý cấp trung
2/ Kinh nghiệm (Experience)
Với kinh nghiệm trong công việc lẫn cuộc sống, Manager có thể hoàn thành tốt mục tiêu và thăng tiến lên vị trí cao hơn. Kinh nghiệm của Manager sẽ gia tăng nhanh với sự sẵn sàng đối diện mọi thử thách. Với kinh nghiệm tích lũy dày dặn, Nhân viên cũng sẽ có sự tôn trọng nhất định cho cấp trên.
3/ Giao tiếp (Communication)
Manager cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để thực hiện tốt vai trò phát triển đội ngũ lẫn hoàn thành mục tiêu công việc. Theo đó, Manager cần truyền tải tốt đến đội nhóm các mục tiêu và mong muốn của bản thân. Ngoài ra, Nhân viên cũng sẽ phát triển tốt mối quan hệ với Manager có kỹ năng giao tiếp tốt.
4/ Kiến thức trong đánh giá năng lực quản lý (Knowledge)
Bên cạnh kinh nghiệm, kiến thức là yếu tố quan trọng giúp Manager phát triển toàn diện năng lực. Có nhiều bằng cấp khác nhau dành cho các Manager như cử nhân kinh doanh hoặc thạc sĩ về lãnh đạo, quản lý dự án. Manager cũng có thể nhận được chứng chỉ về quản lý dự án, khởi nghiệp, đạo đức hoặc phát triển nguồn nhân lực.
5/ Tính hệ thống (Organization)
Nếu Manager không hệ thống tốt công việc của mình thì nhiều khả năng những nhân viên cũng sẽ như vậy. Hiện nay có rất nhiều công cụ, phần mềm giúp Manager hệ thống hóa công việc của mình. Cụ thể như bảng lập kế hoạch cá nhân hoặc ứng dụng trên điện thoại để nhắc nhở Manager về các cuộc họp, to-do-list,…
6/ Quản lý thời gian (Time Management)
Một tiêu chuẩn quan trọng khác của Manager thành công là quản lý thời gian. Nếu Manager trễn hẹn liên tục, Nhân viên sẽ nghĩ rằng việc này là có thể chấp nhận được. Khi quản lý thời gian tốt, Manager sẽ sắp xếp được thứ tự ưu tiên trong ngày. Việc này đảm bảo Manager có thời gian giao tiếp với Nhân viên và hoàn thành mục tiêu trong suốt cả tuần.
7/ Uy tín (Reliability)
Uy tín là yếu tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp của Manager. Điều này có nghĩa là Manager luôn sẵn sàng hỗ trợ nhân viên. Tiếp đó là hoàn thành những việc mà Manager đã cam kết sẽ làm và hỗ trợ đội nhóm trong các tình huống cần thiết.
8/ Ủy quyền trong đánh giá năng lực quản lý(Delegation)
Nếu không biết cách ủy quyền các dự án và nhiệm vụ, thì vai trò người quản lý của Manager sẽ khó khăn hơn. Để ủy quyền hiệu quả, Manager phải chọn đúng người và xây dựng niềm tin vào năng lực của Nhân viên. Manager có thể nghĩ rằng tự mình thực hiện mọi thứ thì an toàn hơn, nhưng điều này sẽ làm tăng thêm thời gian cho lịch trình vốn đã bận rộn.
9/ Tự tin (Confidence)
Để trở thành một Manager chuyên nghiệp thì cần có sự tự tin vào khả năng, kinh nghiệm và quyết định của bản thân. Điều này không có nghĩa là phải “kiêu ngạo” hoặc cảm thấy Manager giỏi hơn nhân viên của mình. Với sự tự tin của Manager, đội ngũ sẽ cảm thấy an toàn hơn khi có một “lãnh đạo” tuyệt vời.
10/ Sự tôn trọng từ nhân viên (Respect for Employees)
Nếu Manager không có được sự tôn trọng từ Nhân viên của mình thì công việc rất khó hoàn thành một cách hiệu quả. Tiêu chuẩn này đòi hỏi Manager nhìn nhận chính xác năng lực của từng Nhân viên để lắng nghe và giao tiếp với họ. Đồng thời là nguồn kiến thức nhằm dìu dắt họ hiệu quả.
11/ Kiên nhẫn trong đánh giá năng lực quản lý(Patience)
Với sự kiên nhẫn, Manager sẽ có được tính từ tốn để xử lý vấn đề hiệu quả. Từ đó, hiệu suất công việc của đội nhóm sẽ gia tăng đáng kể. Ngoài ra, đội nhóm sẽ có không gian tự do để khám phá các giải pháp sáng tạo. Với sự kiên nhẫn, Manager còn phát triển tư duy và cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực. Khi đó, những quyết định chính xác sẽ được đưa ra một cách kịp thời.
12/ Quyết đoán (Decisiveness)
Sự quyết đoán yêu cầu Manager đưa ra các quyết định rõ ràng và nhanh gọn khi một vấn đề xuất hiện. Trong Doanh nghiệp, nếu Manager đáp ứng tiêu chuẩn quyết đoán thì sẽ có khả năng thực thi kế hoạch nhằm đạt mục tiêu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, tính quyết đoán chỉ nên được sau khi Manager đã thu thập đầy đủ thông tin.
Đồng hành cùng Khách hàng Doanh nghiệp, UMM luôn tạo ra các chương trình giúp phát triển năng lực cho Quản lý một cách toàn diện. 6/10/2020 vừa qua, UMM đã triển khai thành công chương trình đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp Hyosung mang tên “Planning and Time Management Skills“.
Ngoài Tiêu chuẩn đánh giá năng lực quản lý chuyên nghiệp, bạn đọc có thể xem: Tiêu chuẩn đánh giá Giảng viên nội bộ
UMM – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÀN DIỆN CHO QUẢN LÝ CẤP TRUNG SỐ 1 VIỆT NAM
UMM là trung tâm tư vấn giải pháp phát triển toàn diện cho Quản lý cấp trung viết tắt: Ultimate Middle Manager. Tại UMM, chúng tôi tập trung các chuyên gia hàng đầu về đào tạo Quản lý cấp trung có kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể, UMM là nơi thiết kế chương trình, lộ trình đào tạo chuyên sâu cho Quản lý cấp trung tại các Doanh nghiệp hàng đầu. Đặc biệt, chúng tôi chuyên đào tạo các kỹ năng/năng lực cho Quản lý cấp trung theo nhu cầu của Doanh nghiệp.
Hotline tư vấn giải pháp 24/7: 1800 6981
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11