06 NGUYÊN TẮC CẦN THIẾT TRONG QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

06 NGUYÊN TẮC CẦN THIẾT TRONG QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

Đánh giá post

Quản lý sự thay đổi là bài toán khó đối với bất kì doanh nghiệp nào và cũng có thể mang lại thành công đột phá nếu tổ chức biết cách nắm bắt những cơ hội đổi mới. Luôn có những thách thức mới cần phải đổi mặt và những cách làm tốt hơn cũng luôn xuất hiện bởi lẽ không một doanh nghiệp nào có đủ khả năng để không bị tác động. Bên cạnh đó, ngoài những thay đổi luôn tìm đến như một điều không thể né tránh thì doanh nghiệp cũng có thể tự tạo ra những thay đổi tích cực để phát triển tốt hơn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cách có thể tạo ra những đổi mới tích cực và hiệu quả cho doanh nghiệp thông qua 6 nguyên tắc được dùng trong quản trị sự thay đổi

Xem thêm: Đào tạo đổi mới – Động lực chính giúp doanh nghiệp phát triển

Hiểu rõ về quản lý sự thay đổi

Quản lý sự thay đổi mang lại thành công cho doanh nghiệp
Quản lý sự thay đổi mang lại thành công cho doanh nghiệp

Để phát huy thành công những lợi ích của sự thay đổi trong doanh nghiệp, Quản lý và nhân viên cần phải tự hiểu về chúng. Hãy nghĩ đến những câu hỏi sau để hiểu rõ hơn về vai trò của việc quản lý sự thay đổi.

  • Tại sao cần thay đổi? Mục tiêu chính là gì?
  • Thay đổi sẽ mang lại lợi ích gì cho tổ chức?
  • Nó sẽ tác động tích cực đến mọi người như thế nào?
  • Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách mà mọi người làm việc?
  • Mọi người sẽ cần làm gì để đạt được thành công trong việc thay đổi?

Hỗ trợ lẫn nhau

Như một lẽ hiển nhiên, đội ngũ lãnh đạo và CEO luôn là nơi nhân viên tìm đến khi cần sức mạnh, sự hỗ trợ và chỉ đạo khi có sự thay đổi đang đến gần. Bản thân những người Quản lý trước hết phải đón nhận các phương pháp tiếp cận mới, vừa để thách thức vừa tạo động lực cho đội ngũ nhân sự trong tổ chức. 

Quản lý cần hiểu rằng họ chính là hình mẫu về các hành vi mà các nhân viên sẽ noi theo khi có sự thay đổi trong doanh nghiệp xảy ra. Đội ngũ Quản lý cũng là điểm tựa và cần hỗ trợ cho những cá nhân đang trải qua thời gian căng thẳng.

Lên sẵn kế hoạch để quản lý sự thay đổi

Sự thay đổi tích cực không chỉ xảy ra một cách tình cờ mà cần có một kế hoạch thực hiện phù hợp với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số cá nhân có thể khá cứng nhắc đối với việc thích nghi trong khi những người khác cảm thấy cởi mở và linh hoạt hơn khi đối mặt với sự thay đổi trong doanh nghiệp. Hãy cân nhắc những điều sau để có một kế hoạch vừa đủ linh hoạt nhưng vẫn phù hợp với doanh nghiệp.

  • Tài trợ (Sponsorship): Làm thế nào để đảm bảo việc sử dụng những hỗ trợ và tài trợ từ cấp cao cho sự thay đổi?
  • Sự tham gia (Involvement): Ai là người có vị trí tốt nhất trong doanh nghiệp có thể giúp ích trong việc thết kế và thực hiện những đổi mới?
  • Sự đồng thuận (Buy-in): Quản trị sự thay đổi sẽ diễn ra hiệu quả hơn khi có thể giành được sự ủng hộ của mọi người trong doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để đạt được điều này?
  • Tác động (Impact): Hãy nghĩ đến kết quả thành công sẽ như thế nào và dự đoán, đánh giá tác động của việc thay đổi mà doanh nghiệp cần thực hiện. Vậy cần đạt được những mục tiêu nào?

Đặt vai trò cho mỗi cấp bậc nhân sự

Mỗi cấp bậc đều có vai trò quan trọng
Mỗi cấp bậc đều có vai trò quan trọng

Khi những đổi mới bắt đầu từ việc xác định chiến lược đến đặt mục tiêu, sau đó là thiết kế và thực hiện, chúng có ảnh hưởng khác nhau đến các cấp bậc trong doanh nghiệp. Những nỗ lực trong quản lý sự thay đổi bao gồm kế hoạch được các nhà lãnh đạo đưa ra và trách nhiệm thiết kế và thực hiện được đưa xuống cấp bậc thấp hơn – tạo thành một khối liên kết xuyên suốt doanh nghiệp.

Quản lý cần xác định được tầm nhìn và chiến lược ở mỗi cấp bậc của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng cần được trang bị chuyên môn, đào tạo kỹ năng phù hợp để có thêm động lực và thực hiện sứ mệnh đổi mới cho doanh nghiệp.

Truyền đạt trong quản lý sự thay đổi

Giao tiếp sẽ là một yếu tố tạo nên tính đột phá của quản lý sự thay đổi. Những đổi mới mà doanh nghiệp muốn thực hiện phải rõ ràng và phù hợp để mọi người hiểu rằng họ nên làm gì và lý do vì sao cần làm điều đó. Hãy đưa ra những tuyên bố về sứ mệnh hoặc tầm nhìn của doanh nghiệp để mọi người thấy được tác động tích cực đến “bức tranh lớn” là như thế nào và từ đấy được truyền cảm hứng cảm hứng, tăng trách nhiệm và thêm phần động lực.

Ngoài ra, hãy đảm bảo tốt việc tương tác và quản lý các bên liên quan nhằm chắc rằng doanh nghiệp cung cấp thông điệp phù hợp cho đúng người, đúng thời điểm để nhận được sự hỗ trợ cần thiết cho các dự án.

Xây dựng và đánh giá tổng quan văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để thực hiện đổi mới
Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để thực hiện đổi mới

Các công ty thường mắc phải sai lầm trong quản trị sự đổi mới khi đánh giá văn hóa doanh nghiệp muộn màng hoặc hoàn toàn bỏ qua quá trình này. Chuẩn đoán văn hóa một các kỹ càng có thể đánh giá được mức độ sẵn sàng thay đổi của tổ chức, xác định các xung đột và yếu tố có thể ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. Văn hóa đóng vai trò nền tảng để thiết kế  và thực hiện các thay đổi thiết yếu chẳng hạn như tầm nhìn mới, chính sách hay quy trình làm việc của công ty.

Các lãnh đạo nên rõ ràng về văn hóa và các hành vi cơ bản để có nền tảng hỗ trợ tốt nhất cho những đổi mới trong kinh doanh, đồng thời tìm cơ hội làm mẫu và khen thưởng những hành vi tiêu biểu này.

Xem thêm: Xây dựng văn hóa huấn luyện để tạo lợi thế cạnh tranh

Tạm kết

Sự thay đổi không phải lúc nào cũng là yếu tố tạo ra sự hỗn loạn và doanh nghiệp cũng có thể đạt được thành công đột phá nếu biết cách nắm bắt hay chủ động tạo nên những đổi mới tích cực. Thông qua bài viết trên, UMM mong rằng người đọc có thể nắm được 6 nguyên tắc cần được cân nhắc trong công tác quản lý sự thay đổi và áp dụng được vào chính doanh nghiệp của bạn. 

Xem thêm các thông tin bổ ích khác tại: Chia sẻ kiến thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call to VMP :
18006981
Messenger VMP
Zalo with VMP