04 KHÍA CẠNH GIÚP NHÀ QUẢN LÝ THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN PHÁT TRIỂN

04 KHÍA CẠNH GIÚP NHÀ QUẢN LÝ THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN PHÁT TRIỂN

5/5 - (3 bình chọn)

Một nhà quản lý giỏi không chỉ trở nên xuất sắc trong công việc cá nhân mà còn thúc đẩy nhân viên phát triển từng ngày. Hiệu quả công việc của người quản lý sẽ được đo đếm bằng hiệu quả của đội nhóm. Vì vậy. việc nhà quản lý tạo động lực thúc đẩy nhân viên phát triển lại càng quan trọng. 

Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn mới hơn về các tạo động thực thúc đẩy nhân viên, thông qua bốn khía cạnh là thái độ, kiến thức, thực hành và thói quen.

Động lực để thay đổi thái độ

Điểm chung của những nhân viên có thành tích vượt trội trong công việc là họ đều có có thái độ rất tốt và kỹ năng chuyên môn giỏi. Thái độ là một trong những điều tiên quyết nhà quản lý cần giúp nhân viên thay đổi trước khi thúc đẩy họ. 

Thái độ là một trong những điều tiên quyết nhà quản lý cần giúp nhân viên thay đổi trước khi thúc đẩy họ. 
Thái độ là một trong những điều tiên quyết nhà quản lý cần giúp nhân viên thay đổi trước khi thúc đẩy họ.

Để có thể thay đổi được thái độ của nhân viên, bạn cần tìm ra được động lực làm việc của họ. Đây sẽ là “điểm chạm” giúp mở ra cầu nối giữa bạn và nhân viên. Ví dụ, động lực đi làm của nhân viên là lương, để nâng cao mức lức nhân viên cần làm tốt công việc A, để làm tốt công việc A, nhân viên cần có kỹ năng B xuất sắc. Vậy, để có thể giúp nhân viên có thêm động lực làm việc, bạn cần giúp nhân viên hiểu được khi sở hữu kỹ năng B sẽ giúp làm tốt công việc A, và sẽ được tăng lương.

Cách để bạn có thể tìm ra động lực của nhân viên là hỏi và quan sát. Mô hình tâm lý hình học sẽ là một công cụ tuyệt vời giúp bạn có thể đặt đúng câu hỏi để thấu hiểu nhân viên, dựa vào đặc trưng tính cách của họ.  

Thái độ làm việc thay đổi theo các cấp độ sau: Không muốn làm, cần phải làm, có thể làm và mong muốn được làm. Đây là lúc nhà quản lý chuyển sang giai đoạn cung cấp kiến thức cho nhân viên.

Thay đổi tư duy bằng kiến thức đúng

Khi nhân viên có thái độ tốt và họ có mong muốn phát triển một khả năng chuyên môn cụ thể, nhà quản lý cung cấp các kiến thức phù hợp nhằm giúp nhân viên trau dồi kỹ năng này thông qua các khái niệm, nguyên tắc cơ bản. Việc cung cấp kiến thức nhằm giúp nhân viên thay đổi tư duy về công việc.

Thúc đẩy nhân viên phát triển bằng cách giúp họ thay đổi tư duy công việc.
Thúc đẩy nhân viên phát triển bằng cách giúp họ thay đổi tư duy công việc.

Ví dụ, nhân viên sale của bạn mong muốn biết cách thuyết phục khách hàng hiệu quả. Lúc này, bạn cần cung cấp cho nhân viên đó các kiến thức về nắm bắt tâm lý khách hàng, các tựa sách giúp trau dồi kỹ năng thuyết phục khách hàng,… mục đích để họ biết và hiểu về tư vấn, thuyết phục khách hàng.

Sở hữu kỹ năng bằng thực hành

Một cách hữu hiệu giúp thúc đẩy tinh thần nhân viên là để họ “được làm”, được tham gia trực tiếp vào công việc. Khi này, người nhân viên có cơ hội ứng dụng những kiến thức được chia sẻ trước đó vào thực tế.

Thúc đẩy nhân viên bằng cách giúp họ sở hữu kỹ năng thông qua thực hành.
Thúc đẩy nhân viên bằng cách giúp họ sở hữu kỹ năng thông qua thực hành.

Nhà quản lý có thể tạo cơ hội cho nhân viên thực hành thông qua On the Job Training. Học thông qua công việc mang lại hai lợi ích chính cho nhân viên: Một là họ hiểu sâu hơn về những kiến thức được tiếp cận trước đó. Hai là họ có cơ hội được “thử và sai”, áp dụng trực tiếp vào công việc giúp họ nhận ra rằng kiến thức nào là phù hợp và kiến thức nào cần được điều chỉnh để phù hợp với thực tế.

EDIC được biết đến là một trong những công cụ phổ biến giúp nhà quản lý đào tạo nhân viên trên công việc một cách hữu hiệu. EDIC là viết tắt của Explain, Demonstrate, Implement, Consolidate.

Huấn luyện để xây dựng thói quen

Kỹ năng dù xuất sắc đến mấy cũng sẽ biến mất nếu không được duy trì thực hiện. Để giữ vững các kỹ năng đã được huấn luyện, người nhân viên phải áp dụng chúng hằng ngày, hằng giờ vào công việc và biến nó thành “thói quen”.

Động lực để thay đổi thái độ
Huấn luyện để xây dựng thói quen

Nhà quản lý có thể giúp nhân viên của mình tạo lập thói quen trong công việc thông qua việc huấn luyện, theo sát nhân viên, phản hồi cho họ những điểm làm tốt hoặc chưa tốt, trao quyền cho nhân viên để họ có trách nhiệm giải trình về những việc đang phụ trách, đo lường kết quả và công nhận họ. Để có thể làm tốt ở bước này, bạn cần trau dồi thêm các kỹ năng liên quan đến huấn luyện nhân viên

Việc tạo cơ hội để nhân viên rèn dũa kỹ năng cũng cho họ cảm giác “an toàn” tại đội nhóm của bạn. Lúc này, nhân viên tin rằng đây là cơ hội để họ có thể phát triển và tiến xa hơn tại tổ chức. Khi niềm tin đã vững chắc, động lực sẽ xuất hiện và thúc đẩy nhân viên tự phát triển.

Nhà quản lý nên trao cơ hội này bằng cách “giao đúng việc” cho nhân viên. Giao việc đúng sở trường không chỉ tiếp thêm động lực cho nhân viên mà còn là cơ hội để họ có thể luyện tập công việc thuộc thế mạnh của mình. 

Có thể bạn quan tâm: GIAO VIỆC HIỆU QUẢ VỚI POST C +

Tạm kết về 4 khía cạnh giúp nhà quản lý thúc đẩy nhân viên phát triển

Trên đây là 4 khía cạnh giúp nhà quản lý thúc đẩy nhân viên phát triển. Hy vọng rằng những liệt kê trên đây sẽ trở thành gợi ý hữu ích trong quá trình xây dựng đội nhóm vững mạnh của bạn. Đừng quên truy cập UMM để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về quản lý bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call to VMP :
18006981
Messenger VMP
Zalo with VMP