Experiential Learning Theory là gì - Lý thuyết học tập qua trải nghiệm

Experiential Learning Theory là gì – Lý thuyết học tập qua trải nghiệm

Đánh giá post

experiential-learning-theory-la-gi

Experiential Learning Theory là gì? Đây là một lý thuyết quan trọng nhấn mạnh việc học thông qua những trải nghiệm thực tiễn. Nội dung này đã trở thành một trong những nền tảng chính trong lý thuyết học tập dành cho người trưởng thành (Adult Learning Theory). Để hiểu sâu hơn về lý thuyết này, hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nội dung này thuộc chuyên mục Góc nhìn chuyên gia.

Thuyết Experiential Learning Theory là gì?

Experiential Learning Theory (ELT) được giới thiệu và phát triển bởi David Kolb vào năm 1984. Lý thuyết này nhấn mạnh học tập là một quá trình thông qua trải nghiệm thực tiễn. Điều này không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu thông tin một cách thụ động mà cần được thực hiện qua việc trực tiếp tham gia và trải nghiệm thực tế.

Theo quan điểm của Kolb, học tập là một chuỗi liên tục, trong đó kiến thức được hình thành thông qua việc phản ánh và phân tích các trải nghiệm cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc “học không phải là hành vi tĩnh, mà là một quá trình năng động”, giúp người học liên tục điều chỉnh và mở rộng hiểu biết của mình.

Lý thuyết ELT được biểu diễn dưới dạng một chu trình học tập gồm bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn là một bước trong quá trình biến đổi trải nghiệm thành kiến thức. Người học có thể tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào trong chu trình này, tùy thuộc vào bối cảnh học tập. Các giai đoạn bao gồm:

thuyet-experiential-learning-theory-hoc-tap-thong-qua-trai-nghiem

  • Trải nghiệm thực tế (Concrete Experience): Người học trực tiếp tham gia vào một tình huống mới, hoặc họ có thể tái trải nghiệm một sự việc đã xảy ra trước đó. Đây là bước đầu tiên, nơi người học thực sự tiếp xúc và trải nghiệm sự kiện.
  • Quan sát và suy ngẫm (Reflective Observation): Sau khi tham gia trải nghiệm, người học cần dừng lại để quan sát và suy ngẫm về điều đã xảy ra. Trong giai đoạn này, họ tìm kiếm sự hiểu biết sâu hơn, xem xét những mô hình hay mẫu hình có thể xuất hiện từ trải nghiệm đó.
  • Định hình khái niệm  (Abstract Conceptualization): Phát triển các ý tưởng mới hoặc điều chỉnh khái niệm hiện có dựa trên quá trình suy ngẫm.
  • Thực nghiệm (Active Experimentation): Đưa những ý tưởng mới vào thực tế để kiểm chứng và từ đó tạo ra những trải nghiệm sáng tạo.

04 loại phong cách học tập theo David Kolb

ly-thuyet-hoc-tap-qua-trai-nghiem-adult-learning-theory

Dựa trên chu trình học tập của mình, David Kolb đã xác định ra 04 loại phong cách học tập, phản ánh cách mỗi người tiếp thu và xử lý kiến thức theo cách riêng của họ. Cụ thể, các phong cách này bao gồm:

  1. Người học qua trải nghiệm (Diverging): Đây là những người ưa thích học tập thông qua việc tham gia các tình huống và hoạt động thực tiễn trong lớp học. Họ thường là những người sôi nổi, tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm, thích ứng nhanh với môi trường học tập mới và sẵn sàng thử nghiệm những điều mới lạ. Họ có xu hướng tập trung vào cảm giác và trực tiếp tham gia vào trải nghiệm.
  2. Người học qua suy ngẫm (Assimilating): Những người này có khuynh hướng phân tích, suy ngẫm và xử lý thông tin một cách thận trọng. Họ thường yên lặng quan sát và thích thú với việc tìm hiểu sâu xa về các khái niệm lý thuyết trước khi đưa ra nhận định. Phong cách này thiên về tư duy lý luận hơn là hành động.
  3. Người học qua đúc kết (Converging): Đối với những người này, học tập là việc suy luận về các khái niệm trừu tượng và lý thuyết. Họ thích thảo luận về các khía cạnh lý thuyết và triết lý, thường được coi là “nhà tư tưởng” hoặc “nhà triết học” trong lớp. Những học viên này đánh giá cao việc suy nghĩ sâu sắc và liên kết thông tin để đưa ra các giải pháp hoặc quan điểm mới.
  4. Người học qua thực hành (Accommodating): Đây là những người thích áp dụng những gì họ học được vào các tình huống thực tế. Họ thường tập trung vào cách thức kiến thức có thể được áp dụng trong công việc hoặc cuộc sống hằng ngày. Họ cảm thấy hứng thú khi đưa lý thuyết vào thực hành và học hỏi thông qua thử nghiệm trực tiếp.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Phương pháp học tập thông qua trải nghiệm theo mô hình David Kolb để hiểu rõ cách các phong cách học tập này ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức.

03 đặc điểm chính của thuyết Experiential Learning Theory

Tính cá nhân hóa cao
Mỗi người học tham gia vào quá trình học tập với những trải nghiệm cá nhân từ cuộc sống, công việc, và các tình huống riêng. Những trải nghiệm này ảnh hưởng trực tiếp đến cách họ tiếp cận và xử lý kiến thức. Chẳng hạn, trong một khóa học về kỹ năng lãnh đạo, một người đã có kinh nghiệm quản lý sẽ có góc nhìn khác hoàn toàn so với một người chưa từng nắm giữ vai trò lãnh đạo. Vì vậy, trải nghiệm học tập của mỗi người là duy nhất, tạo ra sự cá nhân hóa trong việc tiếp thu và rút ra bài học.

Thực hành và ứng dụng
Người học được khuyến khích đưa kiến thức vào thực tiễn thông qua các hoạt động cụ thể, chẳng hạn như áp dụng kỹ năng lãnh đạo vào quản lý nhóm, hoặc sử dụng kỹ năng giao tiếp để giải quyết xung đột. Việc này giúp họ hiểu rõ những khó khăn và cơ hội, điều mà lý thuyết khó có thể truyền tải đầy đủ. Qua những trải nghiệm thành công hoặc thất bại thực tế, người học sẽ rút ra bài học giá trị cho bản thân.

Sự trương tác liên tục giữa lý thuyết và thực hành
Quá trình học tập thông qua trải nghiệm là sự kết nối liên tục giữa lý thuyết và thực hành. Lý thuyết cung cấp nền tảng cho thực hành. Trong khi thực hành tạo ra những trải nghiệm mới để người học suy ngẫm và điều chỉnh lý thuyết. Ví dụ, một nhà quản lý sau khi thử áp dụng một phương pháp lãnh đạo mới có thể nhận thấy phương pháp này không phù hợp với tất cả nhân viên. Từ đó, họ sẽ điều chỉnh cách làm và học hỏi thêm để liên tục nâng cao kỹ năng quản lý của mình.

Ưu nhược điểm của Experiential Learning Theory

experiential-learning-theory-la-gi

Ưu Điểm

  1. Tăng cường sự tham gia: Học viên có xu hướng tham gia tích cực và hứng thú hơn khi được tham gia vào các hoạt động thực tiễn. Điều này tạo động lực cho họ học hỏi và khám phá kiến thức một cách chủ động.
  2. Ghi nhớ lâu hơn: Học qua trải nghiệm giúp củng cố và khắc sâu kiến thức trong trí nhớ. Theo tháp mức độ tiếp thu – learning pyramid, việc thực hành mang lại hiệu quả tiếp thu lên đến 75%, giúp học viên nhớ thông tin lâu hơn.
  3. Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Thuyết Experiential Learning khuyến khích người học áp dụng lý thuyết vào các tình huống thực tế, từ đó nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định.
  4. Khuyến khích suy nghĩ phản biện: Học viên được thúc đẩy phân tích và suy ngẫm về các trải nghiệm của mình, điều này giúp phát triển tư duy phản biện và khả năng đánh giá vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.

Nhược Điểm

  1. Yêu cầu nhiều thời gian: Phương pháp học qua trải nghiệm thường đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với các phương pháp giảng dạy truyền thống, vì người học cần tham gia vào nhiều hoạt động thực tiễn.
  2. Khó khăn trong việc đánh giá: Việc đo lường kết quả học tập qua trải nghiệm không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì thành quả học tập có thể mang tính chất chủ quan và không rõ ràng ngay lập tức.
  3. Không phù hợp với tất cả học viên: Một số người học có thể không cảm thấy thoải mái hoặc phù hợp với phương pháp học qua trải nghiệm, và họ có thể đạt hiệu quả tốt hơn khi học lý thuyết hoặc qua giảng dạy truyền thống.
  4. Cần nhiều nguồn lực: Các hoạt động thực tế thường đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, vật chất và nhân lực, có thể gây áp lực cho tổ chức đào tạo.
  5. Rủi ro và không chắc chắn: Trải nghiệm thực tiễn có thể mang đến những rủi ro và yếu tố không chắc chắn, tạo cảm giác lo lắng cho một số người học, đặc biệt là trong các tình huống phức tạp.

Tạm kết về Experiential Learning Theory là gì?

Thông qua bài viết, tin rằng bạn đã hiểu những ưu và nhược điểm chính của thuyết Experiential Learning là gì. Hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan về phương pháp này và có thể áp dụng vào việc đề xuất các hoạt động đào tạo hiệu quả hơn. 

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm các chương trình đào tạo cho quản lý, có thể tham khảo:

Các khóa nâng cao năng lực đào tạo:

PDT – Ứng dụng công nghệ thiết kế khóa học.

Train The Trainer 3+ – Đào tạo giảng viên nội bộ số 1 Đông Nam Á.

Các khóa năng lực lãnh đạo:

UMM – Đào tạo năng lực nền tảng cho quản lý cấp trung.

Coaching Skills For Manager – Kỹ năng huấn luyện kèm cặp nhân viên

Leading Emotional – Lãnh đạo đội nhóm bằng trí tuệ cảm xúc

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ 1800 6981.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call to VMP :
18006981
Messenger VMP
Zalo with VMP