Là một người lãnh đạo, quản lý nhưng bạn chưa nắm rõ được về kỹ năng ủy quyền. Để giải quyết công việc sao cho hiệu quả và bạn muốn tìm hiểu về phương pháp để chia sẻ trách nhiệm, quyền lực đồng thời xây dựng lòng tin, thúc đẩy phát triển đội ngũ.
Do vậy, người quản lý phải biết về khả năng của một trong các thành viên, cung cấp hướng dẫn rõ ràng để kiểm soát, theo dõi thành công chung. Dưới đây là thông tin chi tiết.
Nội dung bài viết:
Ủy quyền là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về kỹ năng ủy quyền, chúng ta cần hiểu được ủy quyền là việc chuyển giao quyền lực, trách nhiệm từ người hoặc tổ chức gốc cho người hoặc tổ chức khác để thực hiện các quyết định, hành động trong phạm vi được ủy quyền.
Điều này nhằm tối ưu hóa khả năng quản lý, giải quyết vấn đề và tập trung nguồn tài nguyên vào các nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên được áp dụng trong doanh nghiệp, chính phủ và tổ chức xã hội để tạo ra sự linh hoạt và hiệu quả hơn trong hoạt động hàng ngày.
Lý do tại sao quản lý, lãnh đạo đều phải có kỹ năng ủy quyền, giao việc cho người cấp dưới
Xem thêm: Quản lý cấp trung là gì? GIẢI PHÁP tốt nhất để đạt đến đỉnh cao
Ở vị trí của một nhà lãnh đạo, một nhà quản lý thì kỹ năng ủy quyền và giao việc là một trong những năng lực thiết yếu nhất. Nếu bạn có kỹ năng ủy quyền tốt thì đã tự giải phóng lượng công việc của mình để đầu tư thời gian một cách hiệu quả hơn.
Với áp lực, số lượng của công việc ngày càng nhiều, bạn không thể tự giải quyết hết mọi việc cùng một lúc, thời gian chỉ có hạn. Do vậy, người quản lý bắt buộc phải ủy quyền cho nhân viên cấp dưới.
Ở vị trí của người lãnh đạo, quản lý là tập hợp nhân lực, biết cách ủy quyền cho tất cả mọi người trong tổ chức, doanh nghiệp theo chỉ thị chung để dễ dàng hoàn thành mục tiêu nhanh chóng mang lại hiệu quả, lợi nhuận vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Nếu bạn không có kỹ năng ủy quyền cho nhân viên cấp dưới của mình thì công việc ngày càng nhiều thậm chí là bế tắc. Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi có thể dẫn đến tình trạng công việc bị trì trệ, không giải quyết tốt mọi việc.
Hơn nữa, không chỉ đơn giản là lượng công việc không được giải phóng làm mất đi sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức chung. Thậm chí là còn dẫn đến nguy cơ dự án bị hủy, bị mất lòng tin với đối tác. Chính vì vậy, nhà quản lý NHẤT ĐỊNH PHẢI CÓ kỹ năng ủy quyền, điều phối công việc tốt.
6 Những lưu ý quan trọng trong việc phát triển kỹ năng ủy quyền
Ủy quyền là một phần quan trọng của quản lý và lãnh đạo. Khi bạn ủy quyền cho cấp dưới, bạn không chỉ giúp họ phát triển kỹ năng và trách nhiệm của mình mà còn giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự tương tác trong tổ chức. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng và lưu ý khi ủy quyền cho cấp dưới:
1.Lưu ý đầu tiên cho kỹ năng ủy quyền tốt là xác định mục tiêu rõ ràng
Trước khi ủy quyền, hãy đảm bảo rằng mục tiêu và nhiệm vụ được xác định rõ ràng và hiểu rõ bởi cả bạn và người cấp dưới. Điều này giúp tránh những hiểu lầm và đảm bảo sự tập trung vào mục tiêu chung.
2.Chọn người thích hợp trao quyền và trách nhiệm
Chọn người có khả năng và hiểu biết để thực hiện nhiệm vụ được ủy quyền. Điều này đảm bảo rằng người cấp dưới có khả năng hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
Ủy quyền không chỉ là giao nhiệm vụ mà còn là việc trao cho người cấp dưới, quyết định trách nhiệm liên quan. Hãy tin tưởng vào khả năng của họ và để họ thể hiện sự độc lập.
3.Định rõ phạm vi ủy quyền, hỗ trợ và giúp đỡ
Xác định rõ ràng những giới hạn và phạm vi của ủy quyền. Điều này giúp tránh hiểu lầm và xung đột trong tương lai.
Duy trì sự hỗ trợ và sẵn sàng giúp đỡ người cấp dưới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hãy sẵn sàng cung cấp hướng dẫn và giải đáp thắc mắc nếu cần.
Xem thêm: Các Khóa Học Quản Lý Cấp Trung [ Xây Dựng Kỹ Năng Lãnh Đạo Hiệu Quả]
4.Theo dõi và đánh giá cung cấp phản hồi xây dựng
Theo dõi tiến độ và kết quả của công việc được ủy quyền. Điều này giúp bạn kiểm soát tình hình và đảm bảo rằng mục tiêu đạt được một cách hiệu quả.
Thường xuyên cung cấp phản hồi xây dựng về hiệu suất của người cấp dưới. Điều này giúp họ hiểu rõ những điểm mạnh và cần cải thiện của mình.
5.Khuyến khích sáng tạo và đóng góp
Khích lệ người cấp dưới thể hiện sáng tạo và đóng góp ý kiến của họ vào quá trình làm việc. Đây cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp và tổ chức
Điều này có thể đem lại những giải pháp mới mẻ và cải tiến cho tổ chức. Tạo ra tinh thần tích cực hơn cho nhân viên cấp dưới cũng như nâng cao hiệu quả công việc và trách nhiệm.
6.Điều chỉnh và thích nghi, tạo môi trường mở
Đôi khi, cần điều chỉnh hoặc thay đổi phạm vi ủy quyền dựa trên tình hình thực tế. Hãy sẵn sàng thích nghi để đảm bảo sự linh hoạt trong quản lý.
Tạo ra một môi trường mà người cấp dưới có thể tự do thể hiện ý kiến, đặt câu hỏi và thảo luận vấn đề.
Như vậy, quản lý thông qua ủy quyền không chỉ giúp giảm áp lực công việc của bạn mà còn phát triển tài năng và trách nhiệm của đội ngũ cấp dưới. Tuy nhiên, việc ủy quyền cần sự cân nhắc và kiểm soát để đảm bảo rằng công việc vẫn diễn ra một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu của tổ chức.
Làm thế nào để có kỹ năng ủy quyền hiệu quả nhất?
Để trở thành một nhà lãnh đạo, quản lý có kỹ năng ủy quyền tốt mang lại hiệu quả cao trong mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp, tổ chức. Cách nhanh nhất là bạn hãy tìm đến VMP Academy và tham gia khóa đào tạo kỹ năng ủy quyền từ cơ bản đến chuyên sâu.
Chúng tôi cam sẽ mang lại giải pháp tốt giúp bạn có một kỹ năng ủy quyền đạt hiệu hiệu quả cao bởi tại đây. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên giảng dạy vững về chuyên môn cùng đội các chuyên gia đầu ngành trong việc đào tạo quản lý cấp trung, đào tạo kỹ năng ủy quyền, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo…
Nếu bạn đang là nhà lãnh đạo, quản lý. Hãy nâng cấp bản thân và khẳng định năng lực, vị trí của mình ngay hôm nay bằng ký đăng ký khóa học của VMP Academy theo thông tin.
TRUNG TÂM TRỰC THUỘC HỌC VIỆN ĐÀO TẠO VMP
Trụ sở chính: Tòa nhà Center Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 08, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 1800.6981 – 0909 382 864
Email: Daotao@vmp.edu.vn
Website: umm.edu.vn
Bài viết liên quan
6 Bước xác định nhu cầu đào tạo hiệu quả dành cho Trainer
Phân tích nhu cầu đào tạo (TNA) đóng vai trò nền tảng cốt lõi
Th7
Hai yếu tố tạo nên nhà quản lý bền vững | UMM
Nhà quản lý bền vững khi và chỉ khi cân bằng được hai yếu tố:
Th4