Thiết kế hoạt động học tập mang lại giá trị cao cho học viên là nhiệm vụ quan trọng của ID và LXD, góp phần nâng cao trải nghiệm học tập của nhân viên. Trong bài viết này, VMP sẽ cung cấp đến bạn 07 hoạt động học tập (Learning Activities) được xây dựng dựa trên tháp mức độ tiếp thu – Learning Pyramid
Nội dung thuộc Tips quản lý
Learning Pyramid – Tháp mức độ tiếp thu là gì?
Tháp mức độ tiếp thu hay còn gọi là kim tự tháp học tập, là một mô hình thể hiện các phương pháp học tập được sắp xếp theo thứ tự từ kém hiệu quả đến hiệu quả cao trong việc giúp người học ghi nhớ và vận dụng kiến thức.
Mô hình này phân loại phương pháp học tập dựa trên mức độ tiếp thu kiến thức của người học, chỉ ra rằng các hoạt động tương tác và thực hành cao (như thảo luận nhóm, thực hành và dạy lại cho người khác) mang lại hiệu quả cao hơn so với các phương pháp thụ động (như nghe giảng hoặc đọc tài liệu).
Sau đây là 07 hoạt động học tập mang lại hiệu quả cao dựa trên mô hình Learning Pyramid:
Nội dung bài viết:
1. Nghe giảng (Lecture) – 5% hiệu quả
Hoạt động: Người hướng dẫn truyền đạt thông tin qua bài giảng trực tiếp hoặc video.
Ứng dụng: Phù hợp để giới thiệu những khái niệm mới hoặc cung cấp kiến thức cơ bản.
Ví dụ: Bạn có thể tổ chức các buổi học trực tuyến qua Zoom hoặc các nền tảng học trực tuyến, tổ chức hội thảo, webinar để giới thiệu tổng quan về một chủ đề.
2. Đọc tài liệu (Reading) – 10% hiệu quả
Hoạt động học tập: Học viên tự đọc sách, tài liệu hoặc bài báo để tích lũy thông tin.
Ứng dụng: Phù hợp với những học viên đam mê tự nghiên cứu và khám phá sâu về một chủ đề.
Ví dụ: Bạn yêu cầu học viên đọc sách hướng dẫn, báo cáo nghiên cứu hoặc tài liệu đào tạo và tổng hợp các ý chính trước khi đến lớp. Hoặc khuyến khích họ đọc tài liệu học trực tuyến và các bài viết blog chuyên môn để mở rộng kiến thức.
3. Sử dụng phương tiện nghe nhìn (Audio-visual) – 20% hiệu quả
Hoạt động học tập: Cho học viên tiếp thu kiến thức thông qua video, hình ảnh, biểu đồ, hoặc các phương tiện nghe nhìn. Trước khi trình chiếu, hãy đặt ra yêu cầu cụ thể cho học viên, như liệt kê các ý hoặc trả lời các câu hỏi.
Ứng dụng: Phù hợp cho học viên có xu hướng học tập qua thị giác và thính giác (tham khảo thêm về phong cách học tập VAK), giúp trình bày thông tin trực quan và sinh động hơn.
Ví dụ: Bạn có thể sử dụng các đoạn phim tài liệu, hình ảnh, biểu đồ, hoặc infographic… liên quan đến nội dung giảng dạy để minh họa.
4. Trình bày (Demonstration) – 30% hiệu quả
Hoạt động: Trainer thực hiện minh họa cách thức thực hiện một nhiệm vụ hoặc quy trình.
Ứng dụng: Giúp học viên nắm rõ các bước thực hiện công việc hoặc kỹ năng.
Ví dụ: Trong khóa học PDT – Ứng dụng công nghệ thiết kế khóa học, Trainer hướng dẫn sử dụng các phần mềm, công cụ trong lớp. Tại khóa học kỹ năng bán hàng, Trainer thực hành mẫu cách xử lý tình huống và quy trình bán hàng.
5. Thảo luận nhóm (Group Discussion) – 50% hiệu quả
Hoạt động học tập: Học viên tham gia vào các buổi thảo luận nhóm để chia sẻ ý kiến, quan điểm về một chủ đề cụ thể.
Ứng dụng: Phù hợp để chia sẻ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và phát triển tư duy phản biện.
Ví dụ: Bạn tổ chức hoạt động để học viên thảo luận về case study liên quan đến việc xử lý nhân viên chống đối trong các khóa đào tạo quản lý. Học viên sẽ phân tích tình huống và đưa ra giải pháp thông qua thảo luận nhóm.
6. Thực hành (Practice by Doing) – 75% hiệu quả
Hoạt động học tập: Học viên tham gia trực tiếp vào các nhiệm vụ liên quan đến nội dung đào tạo.
Ứng dụng: Phù hợp khi cần phát triển kỹ năng thực hành, giúp học viên áp dụng lý thuyết vào thực tế.
Ví dụ: Trong khóa học Coaching Skills For Manager, học viên sẽ thực hành coaching 1:1. Trainer yêu cầu hai học viên đóng vai quản lý và nhân viên để thực hiện một phiên coaching giải quyết vấn đề cụ thể, giúp họ áp dụng kiến thức đã học vào tình huống thực tế.
7. Dạy lại người khác (Teach back) – 90% hiệu quả
Hoạt động học tập: Học viên truyền đạt lại kiến thức đã học cho người khác thông qua giảng dạy, huấn luyện hoặc chia sẻ. Việc này giúp học viên củng cố và hệ thống kiến thức theo cách hiểu của mình. Teach back cũng là một phương pháp học tập hiệu quả được đề cập trong Tips for learner.
Ứng dụng: Giúp học viên nắm vững kiến thức và kỹ năng thông qua việc giảng lại cho người khác.
Ví dụ: Yêu cầu học viên thực hiện một bài giảng ngắn về chủ đề đã học hoặc đóng vai trò làm Trainer để hướng dẫn lại nội dung đã học.
Tạm kết về Khám phá Learning Pyramid với 7 hoạt động học tập giá trị
Trên đây là 07 hoạt động học tập hiệu quả dành cho học viên, được xây dựng dựa trên Tháp mức độ tiếp thu – Learning Pyramid. Tin rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để tạo chương trình đào tạo phong phú và tối ưu hơn. Bài viết thuộc chuỗi
Nội dung thuộc Tips quản lý
Bạn có thể tham khảo thêm các khóa đào tạo nâng cao năng lực từ VMP, bao gồm:
Các khóa nâng cao năng lực đào tạo:
PDT – Ứng dụng công nghệ thiết kế khóa học.
Train The Trainer 3+ – Đào tạo giảng viên nội bộ số 1 Đông Nam Á.
Các khóa nâng cao năng lực lãnh đạo:
UMM – Đào tạo năng lực nền tảng cho quản lý cấp trung.
Coaching Skills For Manager – Kỹ năng huấn luyện kèm cặp nhân viên
Bài viết liên quan
Mô hình quản trị hiệu suất – Chìa khóa thành công của nhà quản lý
Quản trị hiệu suất là một công cụ quan trọng giúp nhà quản lý
Th10
Top 2 phương pháp gia tăng khả năng tiếp thu cho Quản lý
Với vai trò quản lý, việc hiểu rõ khả năng tiếp thu của bản
Th9