05 CÔNG VIỆC CỦA QUẢN LÝ BỀN VỮNG

05 CÔNG VIỆC CỦA QUẢN LÝ BỀN VỮNG

5/5 - (1 bình chọn)

Để trở thành một nhà quản lý bền vững và đạt được sự tin tưởng của cấp dưới, bạn cần hiểu rõ và nắm được các công việc cần phải có để lãnh đạo đội ngũ nhân viên. Bài viết này cung cấp đến bạn 5 công việc của quản lý bền vững.

Nội dung thuộc khóa UMM – Đào tạo nhà quản lý bền vững thuộc bản quyền của VMP Academy.

1. Tuyển chọn người phù hợp

“Tuyển dụng” là công việc của phòng Nhân sự!” Đây là tư duy phổ biến của nhiều nhà quản lý. Nhưng, bạn cần hiểu rằng, quản lý sẽ là người hiểu rõ nhất tính chất công việc, vai trò và nhiệm vụ của vị trí được tuyển. Vì vậy, bạn cần phải tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch tuyển dụng và tham gia phỏng vấn.

Để tuyển được nhân viên phù hợp, công việc của quản lý là yêu cầu ứng viên mô tả một tình huống mà họ đã từng xử lý. Bạn có thể ứng dụng kỹ thuật phỏng vấn STAR, với 4 bước: Situation – hãy kể lại tình huống, Task – nhiệm vụ bạn cần xử lý ở tình huống này là gì, Action – hành động giải quyết ra sao, Result – kết quả bạn đạt được là?

2. Dùng đúng người đúng việc

Trong một tập thể, chắc hẳn sẽ có nhiều nhóm người khác nhau về năng lực, tính cách, sở trường và chuyên môn. Công việc của nhà quản lý lúc này là tìm hiểu điểm mạnh của từng người, nhằm đặt họ đúng vị trí và phát huy tối đa tiềm lực. Đây cũng là cách để bạn thể hiện sự tôn trọng, niềm tin và động viên nhân viên hiệu quả.

Ngoài ra, để dùng người đúng phương pháp, bạn cũng cần tìm hiểu thêm cách để thiết lập mục tiêu và phân bổ nhiệm vụ phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ứng dụng 5 bước để giao việc cho nhân viên, gồm: nêu bật giá trị, thống nhất về kết quả đạt được, đưa ra hành động cụ thể, xác nhận lại công việc đã giao, khuyến khích và trao niềm tin cho nhân viên.

3. Giám sát tiến độ công việc

Theo dõi, quan sát tiến độ và phản hồi là rất quan trọng khi nhân viên hoàn thành. Công việc của quản lý lúc này là nhìn lại tổng quan quá trình làm việc và đưa ra đánh giá về chất lượng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên giám sát quá chặt chẽ hoặc nhận xét gay gắt, như vậy sẽ khiến nhân viên cảm thấy áp lực và tinh thần không thoải mái để làm việc.

Bạn có thể áp dụng mô hình HAMBURGER để phản hồi nhân viên gồm 3 bước: ghi nhận và khen ngợi những gì nhân viên đã làm tốt; Khéo léo nhắc nhở về những vấn đề nhân viên chưa làm tốt; Gợi ý cho nhân viên hướng giải quyết vấn đề đang mắc phải để lần sau họ sẽ làm tốt hơn.

4. Đào tạo và huấn luyện

Một trong hai nhiệm vụ của quản lý bền vững là phát triển năng lực của nhân viên. Đào tạo và huấn luyện sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về công việc của mình, nâng cao kỹ năng và năng lực của họ, đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Để đào tạohuấn luyện nhân viên hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề: xác nhận rõ mục tiêu đào tạo, thu thập nhu cầu học tập của nhân viên, xây dựng nội dung đào tạo phù hợp, đa dạng trong phương pháp dẫn dắt, tạo cơ hội cho nhân viên thực hành, tạo môi trường học tập tích cực,…

5. Giữ chân nhân tài

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên là: môi trường làm việc, lộ trình thăng tiến, chế độ phúc lợi, chương trình đào tạo, huấn luyện…Tuy nhiên, theo một báo cáo được công bố năm 2020, 90% lý do nhân viên nghỉ việc đến từ quản lý trực tiếp. Vậy, làm thế nào để bạn giữ chân được nhân tài?

Có rất nhiều cách để nhân viên gắn bó với bạn lâu dài, nhưng cụ thể sẽ xoay quanh 3 vấn đề chính: Phúc lợi, thăng tiến và môi trường công tác. Công việc và vai trò của quản lý tại thời điểm này là thường xuyên trao đổi cụ thể với từng nhân viên, nhằm hiểu rõ mong đợi, sở thích và khao khát của họ. Điều này sẽ giúp mối liên kết giữa bạn và đội nhóm được gia tăng, đồng thời tránh những mâu thuẫn trong quá trình làm việc.

Tổng kết:

Công việc của quản lý bền vững này sẽ giúp các bạn tuyển chọn đúng người, dùng người đúng cách, giám sát hiệu quả, đào tạo thành công cũng như giữ chân được nhân tài cho mình. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp ích đến công việc của các bạn.

Để biết nhiều hơn về quản lý bền vững, bạn có thể tham khảo khóa UMM – Đào tạo nhà quản lý bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call to VMP :
18006981
Messenger VMP
Zalo with VMP