Hiện nay, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao khiến nhiều doanh nghiệp khốn đốn. Bên cạnh đó, công ty muốn phát triển năng lực của nhân viên, nhưng nguồn lực hạn chế không cho phép họ triển khai những chương trình đào tạo tốn kém. Peer Learning có thể là một trong những giải pháp phù hợp nhất cho những vấn đề trên.
Với Peer Learning, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đào tạo trong khi vẫn đảm bảo nâng cao khả năng của nhân viên. Ngoài ra, mô hình đào tạo này cũng giúp nhân viên gắn kết hơn với tổ chức từ đó giảm thiểu nguy cơ nghỉ việc.
Nội dung bài viết:
Peer Learning là gì?
Peer Learning ( Học tập ngang hàng) là một hình thức đào tạo trong doanh nghiệp mà ở đó các nhân viên cùng cấp bậc được khuyến khích hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc để cùng nhau phát triển và nâng cao năng lực làm việc. Học tập ngang hàng nhấn mạnh tầm quan trọng sự gắn kết và hỗ trợ tích cực giữa những người đồng nghiệp, từ đó gia tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức của họ.
Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng Peer Learning?
Áp dụng hình thức đào tạo từ đồng nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp:
- Giảm thiểu chi phí: Doanh nghiệp mong muốn phát triển năng lực nhân viên qua những chương trình đào tạo. Tuy nhiên, trong khi việc thuê chuyên gia từ bên ngoài có thể tốn kém, các quản lý phải ưu tiên cho các công việc khác nhằm đảm bảo kết quả kinh doanh trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Bằng cách tận dụng những điểm mạnh riêng của các nhân viên, tổ chức có thể đảm bảo hiệu quả đào tạo cũng như tiết kiệm chi phí.
- Nâng cao hiệu quả đào tạo: Nghiên cứu đã chỉ ra các đồng nghiệp tiếp thu rất tốt những kiến thức từ nhau. Nguyên nhân đến từ việc nhiều người cảm thấy sẵn sàng chia sẻ với những người không có thẩm quyền đối với bản thân. Không khí thoải mái mà quá trình đào tạo ngang hàng mang lại giúp các nhân viên có thể học tập tích cực hơn và tiếp thu nhanh hơn.
- Nâng cao sự gắn kết của nhân viên: Peer Learning tạo điều kiện cho các nhân viên có thể trao đổi nhiều điều với nhau. Nhờ vậy, họ không chỉ nâng cao kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển các mối quan hệ thân thiết giữa những người đồng nghiệp. Điều này tác động rất lớn đến sự gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Quy trình triển khai phương pháp đào tạo ngang hàng
Thực hiện một chương trình Peer Learning hiệu quả là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vì nó đòi hỏi sự hòa hợp giữa các cá nhân và những mâu thuẫn trong quá trình hợp tác có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Dưới đây là 4 bước giúp các doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo ngang hàng hiệu quả:
Bước 1: Lên kế hoạch cụ thể
Đầu tiên, doanh nghiệp cần vạch ra một chiến lược cho chương trình đào tạo ngang hàng nhằm giúp cho quá trình triển khai trở nên trơn tru hơn. Chiến lược vạch ra cần xác định hình thức áp dụng chương trình theo từng cặp hay theo nhóm nhiều người. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng phải ghi rõ mục tiêu, kỳ vọng mà doanh nghiệp muốn thấy sau chương trình cũng như đặt ra những chỉ số đo lường (KPIs) nhằm đánh giá hiệu quả đào tạo của quá trình này.
Bước 2: Bổ nhiệm một người quản lý cho chương trình
Các chương trình Peer Learning luôn cần một người quản lý để đảm bảo tiến độ chương trình luôn đi theo hướng mà doanh nghiệp đã định sẵn. Người này tuy không tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi giữa những người tham gia nhưng sẽ đồng hành cùng họ trong xuyên suốt chương trình. Nhiệm vụ chính của họ thường là tổ chức hay điều hành các phiên trao đổi giữa các nhân viên.
Bước 3: Đặt ra những nguyên tắc chung
Một chương trình đào tạo hoàn toàn mới mẻ dành cho những người đồng nghiệp có thể phát sinh những mâu thuẫn giữa các cá nhân trong quá trình họ hợp tác với nhau. Việc đặt ra một số nguyên tắc chung liên quan đến cách ứng xử có thể đảm bảo các nhân viên luôn mang một tâm trạng thoải mái và an toàn để luôn sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm của bản thân cũng như nhận được những phản hồi mang tính xây dựng cao từ nhau.
Bước 4: Nhận phản hồi từ người tham gia và cải thiện chương trình
Như đã đề cập, những mâu thuẫn hay bất cập luôn có thể diễn ra khi áp dụng Peer Learning. Người quản lý cần tiến hành khảo sát thường xuyên nhằm thu được những phản hồi của những người tham gia. Qua việc nắm được những thông tin kịp thời, doanh nghiệp có thể đưa ra điều chỉnh và đảm bảo tiến trình triển khai không bị ngưng trệ.
Lời cuối:
Peer Learning giúp doanh nghiệp nâng cao sự gắn kết của nhân viên cũng như giảm tỷ lệ nghỉ việc. Doanh nghiệp áp dụng hình thức đào tạo này không những phát triển hiệu quả năng lực của nhân viên mà còn tận dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm ngân sách của tổ chức. Để tham khảo thêm những bài viết hay về nhiều chủ đề, vui lòng thao khảo tại đây.
Tìm hiểu thêm về khóa đào tạo của VMP: Nghệ thuật gắn kết sức mạnh đội ngũ
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11