“Giáo dục, Đào tạo hay Huấn luyện” nhân viên là các khái niệm chúng ta vẫn thường gộp chung thành một để gọi tên và nhầm lẫn về cách sử dụng phương pháp này. Chính điều này khiến cho nhà quản lý vừa tốn thời gian cho các hoạt động không cần thiết vừa không mang lại hiệu quả cho việc phát triển nhân viên.
Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ 03 thuật ngữ trên. Đồng thời, bạn cũng có thể tham khảo các gợi ý để lựa chọn phương pháp phù hợp với từng hoạt động của đội nhóm hiện tại.
Nội dung bài viết:
Giáo dục: Nghe để biết
Để hiểu rõ về thuật ngữ này, bạn chỉ cần liên tưởng ngay đến khoảng thời gian đang ngồi trên nhà trường. 80% thời gian đi học là để nghe giảng và ghi nhớ kiến thức. Thông qua việc lắng nghe, đọc tài liệu và học thuộc lòng giúp cho người học “biết” được kiến thức.
Ưu điểm của phương pháp giáo dục chính là: tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như nguồn lực nhân sự. Tuy nhiên, bạn cần có lộ trình ôn tập liên tục bởi người học chỉ có thể ghi nhớ kiến thức tạm thời. Thêm nữa, đối với các hoạt động đòi hỏi người học phải ứng dụng vào công việc thì đây không phải là sự lựa chọn sáng suốt.
Vậy với phương pháp “giáo dục” nhà quản lý có thể ứng dụng vào các hoạt động nào?
Các hoạt động với mục tiêu: người học chỉ cần ghi nhớ kiến thức thì nên sử dụng phương pháp giáo dục. Ví dụ như: đào tạo định hướng, đào tạo hội nhập, quy chế, quy định công ty, bổ sung kiến thức chuyên môn (lý thuyết)….
Đào tạo: Hiểu để làm
Đào tạo chính là giúp nhân viên “hiểu và làm được”. 70% thời lượng đào tạo là để thực hành và ứng dụng. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý vẫn đang hiểu sai ý nghĩa của giáo dục và đào tạo. Chính điều này khiến cho việc đào tạo diễn không hiệu quả và tốn ngân sách vô ích.
Đồng bộ năng lực của nhân viên, cải thiện kết quả công việc, tiết kiệm thời gian và tạo sự gắn kết nhân sự là ưu điểm dễ thấy của phương pháp đào tạo mang lại. Để phát huy ưu điểm này, nhà quản lý cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản của đào tạo để sử phương pháp hiệu quả.
Các loại hình đào tạo bạn dễ dàng nhận ra tại doanh nghiệp như: đào tạo trên công việc (on the job training), đào tạo kỹ năng quản lý, đào tạo giảng viên nội bộ,….
Huấn luyện: Điều chỉnh để tốt hơn
Huấn luyện (Coaching) là quá trình nhà quản lý giúp nhân viên tự điều chỉnh và đưa ra giải pháp để làm việc tốt hơn. Nhà quản lý là người dẫn dắt, đặt câu hỏi và nhân viên là người trả lời cũng như kế hoạch hành động. Hoạt động huấn luyện diễn ra khi đạt 2 yếu tố: Nhân viên đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực được huấn luyện và họ muốn được phát triển năng lực.
Điểm đặc biệt ở huấn luyện là nhân viên có khả năng tự chọn giải pháp, nhìn nhận vấn đề; trong khi nhà quản lý chính là người khai vấn và đồng hành cùng nhân viên để quá trình đó tiến hành thuận lợi hơn.
Để huấn luyện nhân viên hiệu quả, nhà quản lý cần có tư duy đúng và kỹ năng dẫn dắt, đặt câu hỏi phù hợp, tránh tình ý kiến chủ quan ảnh hưởng đến kết quả. Đặc biệt, hoạt động này cần diễn ra theo định kỳ và có công cụ hỗ trợ quá trình theo dõi, quan sát.
Có thể bạn quan tâm: 04 BƯỚC GIÚP QUẢN LÝ HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ – VMP COACHING
Tạm kết về “giáo dục, đào tạo hay huấn luyện” nhân viên
Giáo dục, đào tạo hay huấn luyện, mỗi phương pháp đều mang lại một hiệu quả riêng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của nhân viên. Nhà quản lý cần xác định được năng lực của nhân viên để lựa chọn được phương pháp phù hợp.
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11