Mentoring – Cố vấn đang trở thành một trong những phương pháp đào tạo nổi bật nhất trên toàn thế giới. Hình thức đào tạo này góp phần xây dựng một văn hoá cộng đồng trong doanh nghiệp có tính tương trợ cao, không ngừng học hỏi lẫn nhau và sẵn sàng chia sẻ.
Việc áp dụng mô hình mentoring một cách đúng đắn cũng sẽ nâng cao sự gắn kết và hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp. Nhờ đó, các công ty có thể thuyết phục những nhân tài ở lại với mình. Một số cặp mentor – Mentee nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến là Warren Buffett – Bill Gates hay Steve Jobs – Mark Zuckerberg.
Nội dung bài viết:
Mentoring – Mối quan hệ có lợi cho cả hai phía
Mentoring là phương pháp đào tạo dựa trên mối quan hệ giữa một người có nhiều kinh nghiệm làm việc trong nghề (Mentor) và một cá nhân có ít kinh nghiệm hơn (Mentee). Trong đó, Mentor sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, đưa ra lời khuyên nhằm giúp Mentee phát triển bản thân, đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
Thông qua những cuộc gặp gỡ với Mentor, Mentee sẽ tiếp thu rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn để có thể giải quyết những vấn đề đang gặp phải và làm việc hiệu quả hơn. Ngược lại, Mentor cũng sẽ học hỏi những điều mới mẻ từ thế hệ trẻ, rèn luyện khả năng lãnh đạo và thoả mãn nguyện vọng đóng góp giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
5 bước tiến hành một chương trình Mentoring hiệu quả
Bước 1: Xây dựng mô hình phù hợp
Tùy vào nhu cầu cụ thể, đối tượng tham gia và ngân sách cho chương trình đào tạo, doanh nghiệp cần thiết kế một mô hình Mentoring phù hợp. Một số loại hình đào tạo cố vấn phổ biến hiện nay bao gồm:
- Mô hình Mentoring 1:1
- Mô hình Mentoring dựa trên nguồn lực
- Mô hình Mentoring theo nhóm
- Mô hình Mentoring dựa trên đào tạo
- Mô hình Mentoring cho cấp quản lý / điều hành
Bước 2: Tìm kiếm Mentor và tuyển chọn Mentee
Để chương trình Mentoring diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần tìm kiếm những mentor thực sự phù hợp. Họ là những người có năng lực chuyên môn, cam kết đồng hành với Mentee của mình đến cùng và hiểu rõ sự kỳ vọng của doanh nghiệp vào chương trình.
Bên cạnh đó, những Mentee được tạo cơ hội tham gia chương trình đào tạo cố vấn nên là những nhân viên có tiềm năng, phù hợp với những tiêu chí về đối tượng tham gia và có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Bước 3: Kết hợp Mentor và Mentee
Việc ghép cặp mentor và mentee là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của quá trình đào tạo cố vấn. Để tạo ra một cặp mentor – mentee ăn ý không phải là điều dễ dàng do sự khác biệt về năng lực, phong cách và kỳ vọng của mỗi người. Do đó, công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng nguyện vọng của từng cá nhân về người đồng hành lí tưởng của mình khi tiến hành quá trình ghép cặp.
Bước 4: Định hướng về vai trò của những người tham gia phương pháp đào tạo Mentoring
Tổ chức một buổi hội thảo nhằm định hướng về vai trò và trách nhiệm của mentor và mentee là điều cần thiết trước khi họ bước vào quá trình cố vấn. Thông qua buổi hội thảo, cả hai sẽ nắm rõ được những mục tiêu mà bản thân cũng như người đồng hành của mình mong muốn đạt được sau chương trình. Từ đó, họ sẽ có trách nhiệm với nhau và biết quý trọng cơ hội hợp tác này hơn.
Hội thảo cũng sẽ cung cấp cho các thành viên thông tin về kế hoạch kèm cặp và các công cụ cần thiết trong quá trình đào tạo. Mentor được trang bị thêm những kỹ năng đào tạo và các mentee cũng được khuyến khích tham gia vào các cuộc hẹn với Mentor một cách tích cực. Nhờ đó, những cuộc gặp gỡ của cả hai sẽ diễn ra suôn sẻ và mang lại hiệu quả cao hơn.
Bước 5: Đánh giá và theo dõi tiến độ
Trong suốt thời gian diễn ra chương trình, doanh nghiệp cần theo dõi, đo lường, và đánh giá hiệu quả thường xuyên.
Sau mỗi buổi hẹn, các mentor và mentee cần gửi số liệu và phản hồi về cho ban tổ chức chương trình. Những báo cáo theo tiến độ này giúp doanh nghiệp nắm được tình trạng của các cặp Mentor – Mentee và đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình hiện tại hoặc tương lai.
Kết luận
Các tổ chức trên thế giới đang cách mạng hóa việc phát triển tiềm năng của các nhân viên. Họ có xu hướng rời bỏ các phương pháp truyền thống chỉ dựa vào đào tạo chính thức trong lớp học. Đồng thời, họ tạo điều kiện giúp các nhân viên học tập hiệu quả hơn thông qua những trải nghiệm trong quan hệ đối tác cố vấn. Để cập nhật thêm các phương pháp đào tạo mới nhất hiện nay, vui lòng truy cập tại đây.
Tìm hiểu thêm về 8 phương pháp đào tạo hiệu quả phổ biến nhất trong năm 2021.
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11