Động lực là yếu tố thúc đẩy chúng ta thực hiện mọi thứ nhưng duy trì động lực cho nhân viên không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để thực hiện được điều đó nhà quản lý cần trang bị cho mình kỹ năng tạo động lực. Thông qua bài viết này, UMM sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về kỹ năng này cũng như phương pháp duy trì và nâng cao kỹ năng đó.
Nội dung bài viết:
Kỹ năng tạo động lực là gì?
Kỹ năng tạo động lực là một yếu tố quan trọng, quyết định lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Nếu muốn sở hữu đội ngũ nhân sự dồi dào và luôn hoàn thành tốt nhất công việc được giao thì nhà quản lý cấp trung cần quan tâm đến kỹ năng này. Đây cũng là một trong những kỹ năng cần thiết trong công tác đào tạo quản lý cấp trung.
Kỹ năng tạo động lực đề cập đến phong cách làm việc của bạn để truyền cảm hứng cho một hành vi cụ thể ở bản thân và những người khác. Những khả năng này sẽ xác định động lực của bạn đối với việc hoàn thành tất cả những gì bạn được giao.
Xem thêm: 03 cấp độ tạo động lực – VMP
Tầm quan trọng của kỹ năng tạo động lực cho nhân viên
Tạo động lực sẽ giúp nhà quản lý gia tăng hiệu quả làm việc của nhân viên. Từ đó sẽ giúp cho tổ chức của bạn sẽ có hiệu suất tốt hơn dẫn đến doanh thu cao hơn. Hoạt động này cũng làm giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên và duy trì sự quan tâm của họ đối với công việc. Một sự thật rằng: bởi vì yêu thích, họ sẽ ở lại lâu dài.
Đây cũng là cơ hội để xây dựng văn hóa làm việc tích cực.Văn hóa làm việc là cách mọi người thực hiện công việc trong một tổ chức. Nó ảnh hưởng đến cách các nhân viên liên hệ với nhau, khách hàng của họ và đối tác kinh doanh. Văn hóa làm việc tích cực khiến cuộc sống của mọi người trở nên thú vị. Mọi người sẽ thích đi làm mỗi ngày làm việc hơn là vội vàng rời khỏi nơi làm việc của họ.
Làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên?
1. Đưa ra mục tiêu để tạo động lực cho nhân viên
Đối với nhà quản lý, việc sử dụng mục tiêu, giá trị sẽ đạt được trong tương lai là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả. Theo một khảo sát tại Mỹ dành cho những người đang có việc làm, 70% nhân viên làm việc hiệu quả dựa trên mục tiêu mà nhà quản lý đã đặt ra cho ho bạn đầu. Vì vậy, cần chú trọng đến phương pháp tạo động lực này.
2. Giao tiếp hiệu quả với nhân viên – Kỹ năng tạo động lực
Giao tiếp rõ ràng, truyền đạt dễ hiểu cũng là một yếu tố quan trọng để nhà quản lý giúp nhân viên có thêm động lực làm việc. Một nhà quản lý luôn phải biết cách để hướng nhân viên đến việc hoàn thành mục tiêu, tạo sự hiệu quả trong giao tiếp lẫn công việc.
3. Biến ý tưởng cá nhân thành ý tưởng tập thể
Thay vì yêu cầu, áp đặt nhân viên phải làm việc này việc kia, tại sao bạn không thử sử dụng những câu nói vừa hợp ý bạn, vừa mãn nhãn nhân viên khiến họ sẽ tâm phục khẩu phục và làm theo ý tưởng của bạn như: “ Chúng ta cùng thực hiện ý tưởng này nhé” hay “ Bạn thấy dự án của chúng ta khả thi chứ?”.
4. Có chính sách khen thưởng nhân viên
Luôn công nhân sự cố gắng và nổ lực của nhân viên bởi đó là nguồn động lực to lớn, thúc đẩy họ làm việc hiệu quả mà ít ai để ý tới. Đối với nhà quản lý, cần thường xuyên theo dõi và khích lệ, cũng như khen thưởng đối với các cá nhân làm việc xuất sắc để làm tăng tinh thần làm việc của nhân viên.
4. Thoát khỏi vai trò của nhà quản lý – Kỹ năng tạo động lực
Bất kỳ một tổ chức nào đều không thể thiếu đi sự hiện diện của một nhà quản lý. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, hãy cởi bỏ lớp áo “quản lý” quyền lực và cảm thông, chia sẻ với nhân viên như những người đồng nghiệp.
5. Tổ chức các hoạt động tập thể
Thường xuyên tổ chức các hoạt động, minigame cũng như các chuyến du lịch, TeamBuilding để nâng cao tinh thần đội, giúp nhân viên thư giãn tinh thần, từ đó sẽ có động lực hơn trong quá trình làm việc.
Tạm kết
Động lực có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tư duy hoặc hoàn cảnh bên ngoài của bạn. Nhưng bạn cần hiểu điều gì thúc đẩy bạn trước khi bạn có thể thúc đẩy người khác, đó là tư duy đúng của một nhà quản lý có kỹ năng tạo động lực. Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay về những kỹ năng cần thiết của nhà quản lý cấp trung, vui lòng truy cập tại đây.
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11