Đào tạo quản lý cấp trung sẽ vô cùng tốn kém về cả tiền bạc, thời gian hay nhân lực nếu doanh nghiệp không có một chiến lược hay kế hoạch phát triển nhân lực rõ ràng. Thay vào đó, nếu có một mô hình đo lường hiệu quả đào tạo sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ sở để đánh giá các chương trình, đồng thời tìm ra cách để làm chúng tốt hơn.
Hãy cùng UMM thông qua bài viết này tìm hiểu về Kirkpatrick – mô hình đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung được sử dụng vô cùng phổ biến ngày nay nhé!
Nội dung bài viết:
Lợi ích của Kirkpatrick – mô hình đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung
Mô hình Kirkpatrick cho đến nay là mô hình đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Được phát triển bởi Don Kirkpatrick vào năm 1959, mô hình này đã cung cấp cho các tổ chức cách để đánh giá bất kỳ khóa học hay chương trình đào tạo một cách dễ dàng.
Nhờ có mô hình này, việc kiểm tra để đảm bảo rằng công tác đào tạo có thể lấp đầy khoảng trống năng lực và kỹ năng trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Thông qua mô hình Kirkpatrick, doanh nghiệp sẽ biết được các phản ứng của người quản lý đối với khóa học cũng như tìm ra các lỗi trong đào tạo mà không phải tốn quá nhiều chi phí và thời gian.
4 cấp độ của mô hình đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung
Cấp độ 1 – Phản ứng (Reaction)
Doanh nghiệp muốn các quản lý của họ cảm thấy rằng việc đào tạo sẽ mang lại nhiều giá trị thiết thực. Ở cấp độ này, doanh nghiệp sẽ đánh giá phản ứng và xem xét mức độ hài lòng của người quản lý đối với khóa đào tạo. Nhiều doanh nghiệp sẽ dùng Survey Tool – Khảo sát nhân viên làm mô hình để đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung ở cấp độ này. Một số câu hỏi có thể được dùng để hỏi người học như:
- Bạn có cảm thấy rằng khóa đào tạo xứng đáng với thời gian của bạn không?
- Điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất của khóa đào tạo là gì?
- Các hoạt động đào tạo có hấp dẫn không?
- Từ những gì bạn học được, bạn dự định áp dụng điều gì vào công việc của mình?
Cấp độ 2 – Liên quan đến học tập (Learning)
Cấp độ 2 của mô hình Kirkpatrick tập trung vào việc đánh giá những gì học viên có được sau chương trình. Ở cấp độ này, doanh nghiệp sẽ dựa vào công cụ Quiz Tool để đánh giá quản lý một cách toàn diện lượng kiến thức và kỹ năng bằng cách cho họ làm bài kiểm tra trước và sau khóa học.
Khi thực hiện đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung ở cấp độ này, doanh nghiệp sẽ xác định được liệu chương trình đào tạo có hoàn thành được mục tiêu phát triển năng lực và các kỹ năng cho quản lý đã được đặt ra lúc ban đầu hay chưa.
Cấp độ 3 – Hành vi (Behavior)
Cấp độ này giúp doanh nghiệp đánh giá xem liệu người quản lý áp dụng những gì đã có sau chương trình đào tạo vào thực tế như thế nào. Đánh giá sự thay đổi về hành vi là một quá trình cần thời gian và có thể được diễn ra vài tuần hoặc vài tháng sau khi người quản lý hoàn thành chương trình đào tạo. Doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi sau:
- Các quản lý có thể áp dụng những gì đã học vào thực tế hay không?
- Quản lý có thể chia sẻ kiến thức, kỹ năng hoặc hành vi mới của họ cho người khác không?
- Quản lý có nhận ra rằng hành vi của họ đã thay đổi không?
Doanh nghiệp có thể sử dụng 360° Feedback Tool để nhận lời phản hồi từ nhiều bên như đồng nghiệp, cấp dưới, khách hàng, cấp trên của người quản lý cấp trung về sự thay đổi về hành vi sau khi được đào tạo.
Cấp độ 4 – Kết quả (Results)
Ở cấp độ này, doanh nghiệp sẽ phân tích kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo và điều này bao gồm những lợi ích thu về từ các khoản đầu tư cho đào tạo. Cấp độ 4 khi đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung có thể sẽ tốn kém tài nguyên và mất thời gian nhất nên thường rất khó khăn để thực hiện.
Doanh nghiệp có thể sử dụng KPI như một công cụ để đánh giá hiệu quả đào tạo ở cấp độ này nhằm đo lường tác động của đào tạo đến kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra cũng có thể xem xét và so sánh với các mục tiêu như:
- Tăng tỷ lệ nhân viên ở lại.
- Tăng năng suất sản xuất.
- Tinh thần làm việc cao hơn.
- Tăng doanh thu.
- Tăng sự hài lòng của khách hàng.
Tạm kết về đo lường hiệu quả đào tạo quản lý Kirtpatrick
Đánh giá hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung là một công tác phức tạp và tốn kém đối với nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh việc có một quy trình đánh giá rõ ràng, Kirkpatrick sẽ là một mô hình đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung tiêu chuẩn và phổ biến mà được nhiều doanh nghiệp khắp thế giới áp dụng. Mỗi cấp độ đều có những lợi ích riêng cùng góc nhìn để đánh giá nhất định và cấp độ này cũng là nền tảng bổ trợ cho cấp độ khác. Doanh nghiệp có thể áp dụng tốt mô hình Kirkpatrick sẽ cải thiện, nâng cao được chất lượng của các chương trình đào tạo và tạo điều kiện tốt nhất cho các quản lý cấp trung phát triển.
Tham khảo thêm nhiều bài viết hay về đo lường hiệu quả đào tạo quản lý cấp trung, vui lòng truy cập tại đây.
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11