Trong quá trình đào tạo quản lý cấp trung, kỹ năng phát triển đội nhóm là vô cùng quan trọng. Nó không những giúp các thành viên trong tổ chức hiểu nhau hơn mà còn đem đến hiệu quả tuyệt vời trong công việc. Thông qua bài viết này, hãy cùng UMM tìm hiểu về mô hình cải thiện kỹ năng phát triển đội nhóm Tuckman để bạn có được cái nhìn mới hơn về nó.
Nội dung bài viết:
Kỹ năng phát triển đội nhóm là gì?
Kỹ năng phát triển đội nhóm là khả năng của nhà quản lý có thể tạo lập, hỗ trợ và dẫn dắt các thành viên để hướng đến mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả trong công việc. Kỹ năng này đòi hỏi nhà quản lý cần phải kiên trì và dành nhiều công sức để tạo nên một đội nhóm hoạt động tốt và vững mạnh.
Xem thêm: Quản lý đội nhóm nâng cao giao tiếp – VMP
Tại sao Mô hình Tuckman lại phù hợp với kỹ năng phát triển đội nhóm
Mô hình của Tuckman giải thích rằng để hoàn thiện kỹ năng phát triển đội nhóm, các mối quan hệ trong tổ chức cần được thiết lập và người quản lý cũng cần thay đổi phong cách lãnh đạo. Bắt đầu với phong cách chỉ đạo, chuyển qua huấn luyện, sau đó tham gia và kết thúc với sự ủy quyền, lúc đó họ gần như tách rời nhau. Tại thời điểm này, nhóm có thể tạo ra một nhà lãnh đạo kế nhiệm và nhà lãnh đạo trước đó có thể tiếp tục phát triển một nhóm mới.
Mô hình Tuckman bao gồm 5 yếu tố: Forming, Storming, Norming, Performing và Adjourning, được xem như 5 giai đoạn giúp bạn hiểu hơn về cách cải thiện kỹ năng phát triển đội nhóm. Bên cạnh đó, mô hình này đặc biệt hữu ích trong việc đào tạo mọi người về cách làm việc nhóm, từ đó tạo điều kiện cho các nhóm phát huy hết khả năng của họ.
05 Giai đoạn trong mô hình phát triển kỹ năng đội nhóm Tuckman
Giai đoạn 1: Forming – Hình thành
Hình thành là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển đội nhóm. Ở giai đoạn này, bạn cần tập trung vào mục tiêu, tiến trình, quy tắc cũng như vai trò cá nhân của mình để góp phần hỗ trợ và phát triển đội nhóm.
Giai đoạn này phụ thuộc khá nhiều vào người lãnh đạo để được hướng dẫn và định hướng công việc cho nhân viên. Vì vậy, người lãnh đạo phải có bước chuẩn bị kỹ càng để trả lời rất nhiều câu hỏi về mục đích, mục tiêu và các mối quan hệ bên ngoài của nhóm.
Xem thêm: Khóa đào tạo kỹ năng phát triển toàn diện cho nhà quản lý cấp trung
Giai đoạn 2: Storming – Bão tố
Trong giai đoạn này, nhóm bắt đầu giải quyết công việc dự án cũng như các phương pháp quản lý dự án. Nếu các thành viên trong nhóm không hợp tác hoặc cởi mở với những ý tưởng và quan điểm khác nhau thì môi trường nhóm có thể trở nên phản tác dụng.
Ở giai đoạn này, các thành viên trong nhóm cố gắng thiết lập bản thân và vị trí của họ trong mối quan hệ với các thành viên khác và trưởng nhóm.Trưởng nhóm có thể gặp nhiều vấn đề, trở ngại cần giải quyết từ các thành viên trong nhóm. Nhóm cần tập trung vào mục tiêu của mình để tránh bị phân tâm bởi các mối quan hệ và các vấn đề tình cảm làm ảnh hưởng đến công việc. Có thể cần phải có những thỏa hiệp để tạo ra sự tiến bộ.
Giai đoạn 3: Norming – Tiêu chuẩn
Đây là giai đoạn mà các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, họ có thể giao lưu cùng nhau và họ có thể yêu cầu sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau và cung cấp phản hồi mang tính xây dựng.
Ở giai đoạn tiêu chuẩn này, các quyết định lớn được đưa ra bởi nhóm, nhóm có thể tham gia vào các hoạt động khác nhau và tất cả các thành viên trong nhóm đều có sự thống nhất và tôn trọng lẫn nhau và người lãnh đạo tạo điều kiện cho nhóm.
Giai đoạn 4: Performing – Biểu diễn
Giai đoạn này đạt được khi các thành viên trong nhóm mạnh mẽ và tự tin, có động lực làm việc trong các dự án và cũng có thể làm việc mà không cần giám sát. Đây được xem là giai đoạn quan trọng mà tất cả các thành viên trong nhóm đều phấn đấu để đạt được. Họ cần phải có một tầm nhìn chung, tập trung vào việc đạt được mục tiêu, những bất đồng nhưng giờ đây chúng đã được giải quyết trong nhóm một cách tích cực và trưởng thành.
Xem thêm: Khóa học Coaching skills
Giai đoạn 5: Adjourning – Điều chỉnh
Sau khi hoàn thiện lý thuyết về các giai đoạn phát triển nhóm, Tuckman đã thêm giai đoạn thứ năm vào mô hình. Việc điều chỉnh được cho là một phần bổ trợ cho mô hình bốn giai đoạn ban đầu. Giai đoạn này liên quan đến những người trong nhóm nhưng không liên quan đến nhiệm vụ chính trong quá trình quản lý và phát triển nhóm.
Tạm kết
Tới đây, chắc hẳn bạn đã phần nào nhìn nhận được kỹ năng phát triển đội nhóm là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng của nhà quản lý. Từ đó giúp nâng cao hiệu suất công việc và tạo nên thành quả to lớn cho tổ chức của mình.
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11