05 Nhóm đối tượng tác động đến chiến lược đào tạo doanh nghiệp

05 Nhóm đối tượng tác động đến chiến lược đào tạo doanh nghiệp

Đánh giá post

05 nhóm đối tượng tác động đến chiến lược đào tạo hiệu quả bao gồm: Học viên, cấp quản lý trực tiếp, đội ngũ lãnh đạo, các phòng ban liên quan và cả khách hàng bên ngoài.

Chiến lược đào tạo là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực đội ngũ và củng cố vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Để thiết kế một chiến lược đào tạo phù hợp và hiệu quả, việc xác định các nhóm đối tượng tác động chính là điều không thể bỏ qua. Dưới đây là 05 nhóm đối tượng đóng vai trò quan trọng, cùng với vai trò và ảnh hưởng cụ thể của họ trong quá trình xây dựng chiến lược đào tạo. Cùng khám phá ngay!

Bài viết thuộc chuỗi hoạt động chào đón sự kiện Training Lab – Xây dựng chiến lược đào tạo năm 2025.

1. Đối tượng tác động đến chiến lược đào tạo: Học viên

Vai trò của người học trong chiến lược đào tạo

  • Trung tâm đào tạo: Nhu cầu và năng lực học viên định hướng nội dung và phương pháp.
  • Phản hồi cải thiện: Đánh giá từ học viên giúp nâng cao chất lượng chương trình.
  • Áp dụng thực tiễn: Cam kết học tập và ứng dụng kiến thức quyết định hiệu quả lâu dài (Level 3 – mô hình Kirkpatrick).

Người học tác động đến chiến lược đào tạo như thế nào?

  • Phản hồi tiêu cực: Nội dung không sát thực tế dẫn đến mất hứng thú và phản hồi không tốt.
  • Hiệu suất thấp: Học viên không đạt kỳ vọng ảnh hưởng đến mục tiêu chung.
  • Ứng dụng hạn chế: Kỹ năng không được áp dụng gây lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả.

2. Cấp quản lý trực tiếp 

Vai trò của quản lý trong chiến lược đào tạo:

  • Xác định nhu cầu: Quản lý giúp nhận diện các kỹ năng cần thiết để đội ngũ đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Theo dõi và đánh giá: Họ giám sát quá trình áp dụng kiến thức sau đào tạo, đảm bảo hiệu quả tại nơi làm việc.
  • Cầu nối: Quản lý đóng vai trò kết nối giữa nội dung đào tạo và thực tế công việc, giúp kiến thức được áp dụng hiệu quả hơn.

Quản lý tác động đến chiến lược đào tạo như thế nào?

  • Phản hồi về nội dung không phù hợp: Nếu nội dung đào tạo không sát thực tế công việc, quản lý có thể nhận xét gây lãng phí thời gian và nguồn lực.
  • Kỹ năng không đáp ứng nhu cầu: Đào tạo không đúng định hướng thị trường hoặc khách hàng làm giảm giá trị của chương trình.
  • Thiếu khuyến khích ứng dụng: Khi quản lý không động viên nhân viên áp dụng kiến thức, hiệu quả đào tạo bị giảm, ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược.

3. Đối tượng tác động đến chiến lược đào tạo: Ban lãnh đạo

Định hướng: Ban lãnh đạo xác định mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, từ đó L&D xây dựng chiến lược đào tạo phù hợp. Quyết định nguồn lực: Đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ ngân sách, tài nguyên và giám sát hiệu quả đào tạo qua các KPI. Thích ứng: Yêu cầu điều chỉnh chiến lược đào tạo để đáp ứng các thay đổi trong mục tiêu kinh doanh.

Vai trò của ban lãnh đạo trong chiến lược đào tạo

  • Định hướng: Ban lãnh đạo xác định mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, từ đó L&D xây dựng chiến lược đào tạo phù hợp.
  • Quyết định nguồn lực: Đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ ngân sách, tài nguyên và giám sát hiệu quả đào tạo qua các KPI.
  • Thích ứng: Yêu cầu điều chỉnh chiến lược đào tạo để đáp ứng các thay đổi trong mục tiêu kinh doanh.

Ban lãnh đạo tác động đến chiến lược đào tạo như thế nào?

  • Cắt giảm nếu không đạt kỳ vọng: Đào tạo có thể bị thu hẹp nếu không cải thiện hiệu suất hoặc đáp ứng KPI.
  • Yêu cầu thay đổi chiến lược: Khi chiến lược kinh doanh thay đổi, ban lãnh đạo yêu cầu cập nhật chương trình đào tạo để phù hợp.
  • Đòi hỏi tối ưu hóa ngân sách: Nếu ngân sách đào tạo sử dụng không hiệu quả, L&D cần rà soát và tối ưu để đáp ứng yêu cầu.

4. Các bên liên quan nội bộ 

Vai trò của các bên liên quan nội bộ trong chiến lược đào tạo

  • Đóng góp thông tin: Cung cấp dữ liệu về nhu cầu kỹ năng từ các phòng ban, giúp đồng bộ hóa chiến lược đào tạo với mục tiêu tổ chức.
  • Hỗ trợ triển khai: Đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp với quy trình nội bộ, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Tác động của các bên liên quan nội bộ đến chiến lược đào tạo

  • Phản hồi về sự thiếu đồng bộ: Nếu chiến lược không đáp ứng nhu cầu thực tế, họ sẽ phản ánh về các khoảng trống chưa được giải quyết.
  • Lỗ hổng kỹ năng: Sự không rõ ràng hoặc thiếu thông tin từ các phòng ban có thể khiến chiến lược đào tạo bỏ sót những kỹ năng quan trọng.
  • Phối hợp kém hiệu quả: Thiếu sự hợp tác giữa các bộ phận làm giảm chất lượng và hiệu quả của chương trình đào tạo.

5. Khách hàng bên ngoài

Vai trò của khách hàng bên ngoài trong chiến lược đào tạo

  • Nguồn dữ liệu đầu vào: Khách hàng cung cấp thông tin để định hình các kỹ năng cần đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
  • Phản hồi: Ý kiến từ khách hàng giúp ưu tiên các chương trình đào tạo, đặc biệt liên quan đến trải nghiệm và chăm sóc khách hàng.

Phàn nàn về chất lượng: Khi nhân viên thiếu kỹ năng dẫn đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ kém, khách hàng sẽ phản ánh, đòi hỏi cải tiến đào tạo. Thay đổi nhu cầu hoặc xu hướng: Sự biến đổi trong kỳ vọng của khách hàng yêu cầu doanh nghiệp cập nhật chiến lược đào tạo để đáp ứng kịp thời. Cạnh tranh từ đối thủ: Nếu đối thủ cải tiến dịch vụ, doanh nghiệp cần nâng cao chiến lược đào tạo để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Khách hàng tác động đến chiến lược đào tạo như thế nào?

  • Phàn nàn về chất lượng: Khi nhân viên thiếu kỹ năng dẫn đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ kém, khách hàng sẽ phản ánh, đòi hỏi cải tiến đào tạo.
  • Thay đổi nhu cầu hoặc xu hướng: Sự biến đổi trong kỳ vọng của khách hàng yêu cầu doanh nghiệp cập nhật chiến lược đào tạo để đáp ứng kịp thời.
  • Cạnh tranh từ đối thủ: Nếu đối thủ cải tiến dịch vụ, doanh nghiệp cần nâng cao chiến lược đào tạo để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Tạm kết về các đối tượng tác động đến chiến lược đào tạo

Tóm lại, mỗi nhóm đối tượng tác động đến chiến lược đào tạo với vai trò cụ thể:

  • Người học: Tập trung vào nội dung và phương pháp, phản ánh nhu cầu thực tế.
  • Quản lý trực tiếp: Cầu nối giữa đào tạo và thực tế công việc, hỗ trợ ứng dụng sau đào tạo.
  • Ban lãnh đạo: Định hướng chiến lược, đảm bảo nguồn lực và theo dõi kết quả.
  • Khách hàng nội bộ: Đồng bộ hóa chiến lược với nhu cầu thực tế trong tổ chức.
  • Khách hàng bên ngoài: Thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ qua phản hồi và yêu cầu thị trường.

Để xây dựng chiến lược đào tạo hiệu quả, L&D cần đánh giá kỹ vai trò và mối liên hệ giữa các đối tượng này. Con người là yếu tố cốt lõi, quyết định sự thành công của chiến lược, góp phần phát triển bền vững và đạt được các mục tiêu kinh doanh.

để xây dựng chiến lược đào tạo hiệu quả, mời bạn đến với chương trình đào tạo đặc biệt mang tên: Training Lab - Strategic Training Alignment 2025 Xây dựng chiến lược đào tạo năm 2025

Và để xây dựng chiến lược đào tạo hiệu quả, mời bạn đến với chương trình đào tạo đặc biệt mang tên: 

Training Lab – Strategic Training Alignment 2025

Xây dựng chiến lược đào tạo năm 2025

Ngày diễn ra: 22/02/2025.

Địa điểm: Sân golf Tân Sơn Nhất, Số 6, Tân Sơn, Phường 12, Gò Vấp, Hồ Chí Minh. 

Giá vé: 2.500.000/người.

Xem thêm chi tiết Brochure tại đây!

Chi tiết chương trình và đăng ký: https://www.traininglab.vn/

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ 1800 6981 hoặc gửi mail về địa chỉ daotao@vmp.edu.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call to VMP :
18006981
Messenger VMP
Zalo with VMP