Kỹ năng giám sát là một công cụ đắc lực giúp quản lý đảm bảo hiệu suất làm việc của đội ngũ. Các nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao với một tâm thế tràn đầy tự tin và thoải mái.
Vậy kỹ năng giám sát công việc là gì? Quản lý có thể cải thiện kỹ năng này như thế nào? Hãy xem qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết:
Kỹ năng giám sát là gì?
Kỹ năng giám sát được các quản lý áp dụng nhằm quản lý đội nhóm và xây dựng môi trường làm việc tích cực. Trong quá trình làm việc, quản lý cần phải thường xuyên giám sát hiệu suất của nhân viên. Nhờ vậy, họ có thể đưa ra những điều chỉnh cần thiết và tận dụng tối ưu năng lực của nhân viên.
Quản lý cải thiện kỹ năng giám sát công việc bằng cách nào?
Trong doanh nghiệp, người quản lý giám sát sẽ chịu trách nhiệm chính cho hiệu quả làm việc của đội nhóm. Vậy họ có thể làm gì để nâng cao kỹ năng giám sát cho bản thân? Sau đây sẽ là 5 mẹo đơn giản mà quản lý có thể áp dụng.
Khen ngợi nhân viên
Mọi nhân viên đều mong muốn nhận được những đánh giá tích cực từ sếp của mình. Vì vậy, một trong những cách hiệu quả nhất giúp quản lý cải thiện kỹ năng giám sát là hãy hào phóng trong việc dành những lời tán thưởng cho nhân viên.
Chỉ với một lời khen khi nhân viên hoàn thành mục tiêu hay đưa ra ý tưởng xuất sắc cũng giúp họ tự tin hơn rất nhiều. Bởi họ hiệu rằng những giá trị của mình đang được sếp nhìn ra và đề cao. Những suy nghĩ đó càng thúc đẩy họ và giúp họ có thêm động lực làm việc.
Hỗ trợ đúng cách
Trong vai trò giám sát nhân viên, quản lý nên cân bằng giữa kiểm soát và buông lỏng. Nếu luôn đưa ra chỉ dẫn quá chi tiết sẽ thui chột khả năng tư duy của nhân viên và tính độc lập trong công việc. Trong khi quá thờ ơ với nhân viên khiến họ lạc lối và không thể hoàn thành công việc. Quản lý cần cung cấp đủ thông tin và nguồn lực cho nhân viên để hoàn thành công việc. Song song với đó, trong phạm vi cho phép, hãy cho nhân viên cơ hội để tư duy và triển khai công việc theo ý muốn của họ.
Giao tiếp hiệu quả
Việc nâng cao kỹ năng giám sát sẽ luôn gắn liền với giao tiếp hiệu quả trong nội bộ. Quản lý cần đảm bảo nhân viên hiểu rõ ban lãnh đạo mong đợi điều gì từ họ. Ví dụ như nhiệm vụ nào cần hoàn thành, khi nào và như thế nào.
Ngoài ra, quản lý giám sát nên phản hồi thẳng thắn về hiệu suất làm việc của nhân viên. Đồng thời, lắng nghe những chia sẻ của họ về những khó khăn đang gặp phải. Hiệu quả sau đó sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức độ lắng nghe của quản lý . Vì khi nhân viên cảm nhận được cấp trên thực sự quan tâm, họ sẽ càng tôn trọng và cố gắng làm theo những lời khuyên từ người quản lý.
Xem thêm: 7 tuyệt chiêu cải thiện kỹ năng giao tiếp trong quản lý
Sẵn sàng thay đổi
Trong quá trình giám sát nhân viên, đôi khi kết quả không được như mong đợi. Một người giám sát giỏi sẽ không để bản thân mắc kẹt trong tình cảnh này mãi. Họ sẵn sàng thay đổi sang một cách tiếp cận mới hiệu quả hơn.
Điều này thực sự cần thiết khi mỗi nhân viên mong muốn được giám sát theo cách khác nhau. Có người cần được hướng dẫn tận tình, trong khi người khác lại mưu cầu sự tự do. Với vai trò là người giám sát, quản lý cần nhận những nhu cầu này và điều chỉnh phong cách của họ để tối ưu hiệu quả.
Giữ sự nhất quán
Một điều mà các giám sát nhân viên cần lưu ý là phải luôn truyền tải những kỳ vọng từ ban quản lý và thực hiện một cách nhất quán. Những chỉ thị thiếu nhất quán sẽ khiến nhân viên mất niềm tin vào quản lý của mình. Đôi khi những chính sách mới của công ty đi ngược lại so với những quy định trước đó. Đây có thể là điều chỉnh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng với thay đổi của thị trường. Khi điều này xảy ra, quản lý cần phổ biến thông tin kịp thời đến nhân viên và đảm bảo rằng họ hiểu được tình cảnh hiện tại.
Đề xuất trung tâm cung cấp khóa học Kỹ năng giám sát
Hiện nay, không khó bắt gặp các quảng cáo về khóa đào tạo kỹ năng trên truyền thông. Tuy nhiên, việc tìm được khóa học thực sự chất lượng trong số đó không hề dễ dàng. UMM đề xuất khóa học Kỹ năng giám sát công việc giúp bạn hiểu sâu hơn về vai trò và kỹ năng cần có của một nhà quản lý giám sát. Ngoài ra, khóa học cũng phát triển lộ trình và kế hoạch cá nhân nhằm đạt mục tiêu chung.
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11