4 NGUYÊN TẮC TRONG NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN HIỆN ĐẠI

4 NGUYÊN TẮC TRONG NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN HIỆN ĐẠI

Đánh giá post

Nghệ thuật đàm phán và thương lượng luôn là một đề tài hấp dẫn nhưng cũng gây nên rất nhiều vấn đề với mọi người. Đứng trên lập trường của một nhà quản lý, bạn không chỉ hướng đến lợi ích của mình mà còn nhìn từ phía nhân viên để có thể tạo nên một cuộc đàm phán hai bên cùng có lợi. Và 4 nguyên tắc sau đây chính là những điều cần lưu ý trong nghệ thuật đàm phán hiện đại.

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

Một trong những nguyên tắc hàng đầu trong nghệ thuật đàm phán đó chính là khả năng nắm bắt tâm lý của đối phương. Nắm bắt tâm lý sẽ giúp nhà quản lý hiểu rõ điểm mạnh, yếu của nhân viên. Từ đó, bạn tìm ra mục đích họ mong muốn. Trong đàm phán nội bộ, đôi khi nhân viên có thể hoặc thậm chí là không đồng ý một số điều khoản.

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

Thay vì dành phần lớn thời gian thể hiện quan điểm của mình, các nhà quản lý biết đàm phán sẽ lắng nghe và có thể đưa ra luận điểm phù hợp nhằm đi đến những kết quả tích cực cho cả hai bên.

Xem thêm: Kỹ năng đàm phán thương lượng

Đàm phán là để đôi bên cùng có lợi

Một khi đã ngồi vào bàn đàm phán, nhà quản lý cần tập trung vào lợi ích của đôi bên hơn là chăm chăm trình bày quan điểm riêng của mình. Cuộc đàm phán sẽ rơi vào bế tắc nếu hai bên chỉ chăm chăm đi theo ý kiến của mình.

Đàm phán là để đôi bên cùng có lợi
Đàm phán là để đôi bên cùng có lợi

Nhà quản lý ngồi vào cuộc đàm phán với sự chân thành mong muốn hợp tác cùng phát triển tạo nên một kết quả mỹ mãn. Một cuộc đàm phán không nhất thiết phải có thắng – thua, mà hãy hướng đến những lợi ích tốt đẹp cho cả hai bên. Chính vì thế, không nên để nghệ thuật đàm phán trở thành một cuộc chiến mà nên coi đó là cuộc trao đổi có đầy sự thiện chí

Kiểm soát cảm xúc

Khi đàm phán, bạn tuyệt đối phải quản trị bản thân của mình cũng như xóa nhòa tâm thế “buộc phải thắng” với nhân viên. Một buổi đàm phán thường diễn ra trong bầu không khí căng thẳng, cả hai bên đều trong tư thế muốn giành phần hơn về mình. Chính vì thế, nếu lúc này nhà quản lý cũng đề cao cái tôi cá nhân, chắc chắn kết quả đàm phán của bạn sẽ thất bại.

Kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc

Cho dù bạn không hài lòng với kết quả đàm phán cũng không nên tỏ thái độ. Điều này chỉ khiến tình hình trở nên tệ hơn. Hãy suy nghĩ cuộc đàm phán này đó là vì lợi ích cho cả mình và nhân viên, như vậy bạn mới hy vọng quá trình thương lượng diễn ra suôn sẽ.

Biết lắng nghe và quan sát hành vi

Cho dù nhà quản lý đã biết được mong muốn của nhân viên, nhưng bạn cũng đừng vội vàng nhận định hay đưa ra những thỏa thuận. Nhà quản lý hãy lắng nghe ý kiến, thông qua việc đặt câu hỏi mở và quan sát nhân viên, bạn có thể thấu hiểu suy nghĩ của họ. Khi đã hiểu được mong muốn, nguyện vọng của họ, bạn hãy bắt đầu tìm cách để giải quyết xung đột, xóa tan đi sự hiểu nhầm để các thành viên siết lại gần nhau hơn.

Biết lắng nghe
Biết lắng nghe

Hãy khai thác triệt để mong muốn của họ bằng việc đặt câu hỏi mở. Và trong quá trình lắng nghe và đặt câu hỏi, nhà quản lý cần quan sát ngôn ngữ cơ thể của nhân viên, đó có thể là ánh mắt, cử chỉ tay đôi lúc chúng còn hơn cả ngôn từ. Biết lắng nghe và quan sát sẽ giúp bạn nhận ra những điều nhân viên muốn, thậm chí hiểu được những điều họ không nói ra.

Để có thể nắm bắt nghệ thuật đàm phán bạn không chỉ phải học cách giao tiếp, trau dồi năng lực chuyên môn mà còn cần kinh nghiệm đời sống sâu rộng. Mong rằng với các nguyên tắc đàm phán trên, các nhà quản lý có thể hiểu rõ hơn về kỹ năng này nhằm bổ sung cho bộ năng lực quản trị của mình.

Tham khảo bài viết tại: 12 Tiêu chuẩn đánh giá Manager chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call to VMP :
18006981
Messenger VMP
Zalo with VMP