Xây dựng tốt văn hóa học tập tại Doanh nghiệp sẽ khuyến khích nhân sự “theo đuổi” con đường phát triển kiến thức liên tục. Điều này không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của từng cá nhân mà cho cả tổ chức.
Theo các nghiên cứu liên quan của Deloitte, những Doanh nghiệp với văn hóa học tập tốt sẽ có tỷ lệ dẫn đầu thị trường cao hơn 46%. Thêm vào đó, các Doanh nghiệp này có khả năng cung cấp sản phẩm chất lượng cao hơn 26% và nhân viên làm việc năng suất vượt trội đến 37%. Sau đây là 04 cách Doanh nghiệp có thể tham khảo:
Nội dung bài viết:
Phát triển kỹ năng phản hồi của các nhà Quản lý
Để có được văn hóa học tập, các nhà Quản lý cần được phát triển kỹ năng đưa phản hồi cho nhân viên. Quản lý thường chỉ tập trung các phản hồi tích cực. Họ tránh việc đưa những phản hồi tiêu cực vì lo lắng có thể sẽ gây tổn thương đối phương, “bị trả thù”, không thu phục nhân tâm, cấp trên chê trách. Tuy nhiên, phản hồi tiêu cực lại rất hiệu quả trong nhiều tình huống. Nhân viên cần nhận biết được các điểm yếu của bản thân để có động lực học tập và cải thiện.
Nhưng quan trọng hơn hết, các phản hồi tiêu cực cần được xuất phát theo hướng xây dựng. Theo “The Journal of Health Specialties”, phản hồi mang tính xây dựng cần: Ngay khi sự việc xảy ra; Rõ ràng; Không bị ảnh hưởng bởi đánh giá chủ quan; Chính xác; Có ích với công việc của đối phương. Khi đó, Nhân viên sẽ có cơ hội học tập liên tục từ Quản lý để cải thiện năng lực.
Ứng dụng hình thức huấn luyện “peer-to-peer”
Bên cạnh việc phát triển kỹ năng phản hồi cho Quản lý, Doanh nghiệp có thể ứng dụng hình thức huấn luyện “peer-to-peer”. Hình thức này được thực hiện đơn giản bằng cách ghép đôi một thành viên nhiều kinh nghiệm (senior) và mới vào nghề (junior) để làm việc chung với nhau trong dự án cụ thể. Dự án ở đây không chỉ là công việc mà con những khía cạnh khác. Đặc biệt trong tình huống này, kỹ năng huấn luyện nhân viên trở nên rất quan trọng.
Ví dụ, Google đã triển khai hình thức huấn luyện mang tên “Googler to Googler” cho phép nhân viên tất cả phòng ban được mở lớp về công việc và các chủ đề bên lề. Ví dụ như Quản lý, Mindfullness, Tư duy, hay thậm chí là Đấm bốc. “Người huấn luyện” là người sở hữu kinh nghiệm cao về chủ đề có trách nhiệm giúp Học viên phát triển kỹ năng nào đó. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia chủ đề họ muốn phát triển. Đây là văn hóa học tập mà Google xây dựng, Doanh nghiệp có thể tham khảo.
Xây dựng nền tảng học tập trực tuyến cho đội ngũ
Thay vì yêu cầu nhân sự phải tham gia các khóa học và workshop thì Doanh nghiệp có thể tạo cơ hội để họ tự kiểm soát việc học tập trên nền tảng trực tuyến. Theo nghiên cứu của Đại học Birmingham, nhân viên có cơ hội tự kiểm soát việc học tập sở hữu chất lượng cuộc sống và công việc tốt hơn.
Ví dụ, Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống quản lý học tập (LMS) để cung cấp các tài liệu cho đội ngũ tham khảo. Có thể bao gồm tư liệu, video, bản thu hình webinar, slideshow,… Từ đó, đội ngũ có thể chủ động truy cập nền tảng LMS bất kỳ thời gian, địa điểm nào để học theo lộ trình tự thiết kế.
Dẫn dắt đội ngũ bằng “Người thật – Việc thật”
Quản lý muốn dẫn dắt đội ngũ thì cần phải chứng minh bằng “Người thật – Việc thật”. Điều này đồng nghĩa với việc nhà Quản lý cần phải thực sự có kinh nghiệm về những kiến thức muốn truyền tải cho Nhân viên. Dù là huấn luyện “peer-to-peer” thì chính người senior phải thực sự có trải nghiệm liên quan mới tạo được niềm tin để đối phương học tập hiệu quả.
Ngoài ra, chính người Quản lý cũng cần phải học tập và phát triển năng lực toàn diện trước đội ngũ. Khi phát hiện ra Nhân viên có kinh nghiệm, hiểu biết về đề tài nào đó thì nhà Quản lý cần chủ động đặt câu hỏi. Hãy để họ chia sẻ với bạn vài điều thú vị. Đây là văn hóa học tập cởi mở và tất cả cùng phát triển.
Bài viết liên quan: Giáo dục – Đào tạo – Huấn luyện có gì khác nhau?
Bài viết liên quan
Kỹ năng huấn luyện và kèm cặp nhân viên: Mở khóa tiềm năng đội ngũ
Là một người quản lý, một trong những trách nhiệm quan trọng của bạn
Th6
Marketing manager là gì? Các công việc cần làm của một Marketing Manager trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế mới 4.0, bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng,
Th11