Đánh giá năng lực nhân viên bằng ASK đang là mô hình tiêu chuẩn và được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Nhà quản lý cần nên biết những điểm mạnh yếu của nhân viên để giúp họ cải thiện năng lực. Bài viết chia sẻ về 3 tiêu chí cũng như phương pháp đánh giá năng lực tương ứng. Cùng tìm hiểu xem đó là gì nhé!
Nội dung bài viết:
Vì sao nên đánh giá năng lực nhân viên bằng mô hình ASK?
ASK đang là mô hình được sử dụng cực kỳ phổ biến hiện nay trong việc đánh giá năng lực nhân viên một cách hiệu quả. Mô hình này được nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ Benjamin Bloom phát triển vào năm 1956. Với 3 yếu tố cốt lõi là Attitude (Thái độ) – Skill (Kỹ năng) – Knowledge (Kiến thức).
Một số lợi ích về đào tạo từ mô hình ASK có thể kể đến như: Xác định nhu cầu đào tạo thông qua đánh giá bằng ASK giúp tổ chức có thể nhận biết các khía cạnh mà nhân viên cần cải thiện và bổ sung. Các tiêu chí rõ ràng, khách quan, đảm bảo tất cả các nhân viên đều được đánh giá công bằng và theo một mẫu chung.
Tổ chức và các nhà quản lý cũng dễ dàng hơn trong việc phân loại đội ngũ nhân viên. Ngoài ra, các nhân viên được phản hồi từ kết quả đánh giá sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Giúp họ có kế hoạch phát triển cá nhân cụ thể, hướng đến việc nâng cao kỹ năng và kiến thức
3 Yếu tố cốt lõi mô hình ASK
Thái độ/ Phẩm chất ( Attitude) luôn là điều kiện tiên quyết để đánh giá một con người. Ở trong công việc thì đây là cách nhân viên đón nhận, phản ứng với công việc như thế nào thông qua các khía cạnh cảm xúc. Ví dụ như: Tích cực trong công việc, trung thực, cách ứng xử, tinh thần làm việc, sự đam mê,…
Kỹ năng (Skill) là yếu tố quan trọng khi đánh giá năng lực nhân viên vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng thực hiện công việc của họ. Thông qua việc đánh giá, nhà quản lý có thể biết được nên cải thiện kỹ năng nào của nhân viên. Cũng như cần phải phát triển thêm những kỹ năng mới nào, để giúp nhân viên phát triển hơn trong chuyên môn của họ.
Kiến thức (Knowledge) bao gồm các kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn. Nhà quản lý nên xem xét đánh giá nhân viên thông qua các quy tắc, quy trình và khái niệm liên quan đến các công việc. Điều này giúp nhà quản lý biết được nhân viên có đủ kiến thức để thực hiện và đóng góp cho công việc của tổ chức hay không.
3 phương pháp đánh giá năng lực tương ứng
Phương pháp đánh giá 360 độ
Phương pháp đánh giá năng lực 360 độ giúp tạo ra cái nhìn toàn diện về kiến thức, kỹ năng và cả thái độ của nhân viên. Giúp người đánh giá thấy rõ hiệu suất làm việc cũng như khả năng phát triển của nhân viên. Với phương pháp này nhân viên sẽ được phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau như cấp trên – đồng nghiệp – cấp dưới – khách hàng, giúp họ nhận được các ý kiến từ nhiều khía cạnh hơn.
Phương pháp tự đánh giá
Phương pháp đánh giá này khuyến khích nhân viên tự nhận thức về thái độ, kỹ năng và kiến thức của bản thân. Giúp nhân viên có cái nhìn tổng quan về bản thân và tăng cường trách nhiệm cá nhân. Phương pháp thường bao gồm sử dụng các phiếu, bảng đánh giá hoặc hệ thống trực tuyến để nhân viên tự xem xét về điểm mạnh và hạn chế của bản thân.
Phương pháp đánh giá theo thang điểm năng lực
Phương pháp đánh giá theo thang điểm thường được chia thành các mức khác nhau để phản ánh mức độ năng lực của nhân viên trong từng yếu tố. Mỗi yếu tố sẽ được định nghĩa cụ thể và đánh giá thông qua một thang điểm. Từ đó tạo ra cách đánh giá đồng nhất giúp định lượng năng lực nhân viên trong từng yếu tố quan trọng của công việc.
Một số lưu ý khi đánh giá năng lực nhân viên
Đầu tiên là xác định rõ mục tiêu và tiêu chí đánh giá, đảm bảo tập trung vào các khía cạnh quan trọng và phù hợp với mục tiêu công ty. Tiếp theo là hãy bảo mật thông tin, tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân và chỉ được tiết lộ cho những người có quyền truy cập.
Kế đến, người đánh giá năng lực nhân viên luôn cần biết lắng nghe, cũng như công bằng và khách quan. Tránh phê phán và gạt bỏ các ý kiến của nhân viên trong suốt quá trình trước – trong – sau khi đánh giá. Cuối cùng là hãy theo dõi sự phát triển của nhân viên, từ đó cung cấp phản hồi và xây dựng liên tục lộ trình tiếp theo cho họ.
Tạm kết về đánh giá năng lực nhân viên bằng ASK
Bài viết trên đã tổng hợp và cung cấp các thông tin để giúp nhà nhà quản lý có những phương pháp đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả. Tin rằng bài viết đã đem đến nhiều giá trị giúp cho bạn nâng cao năng lực quản lý bền vững. Cùng theo dõi VMP Academy để nhận thêm nhiều thông tin giá trị nhé!
Bài viết liên quan
6 Bước xác định nhu cầu đào tạo hiệu quả dành cho Trainer
Phân tích nhu cầu đào tạo (TNA) đóng vai trò nền tảng cốt lõi
Th7
Hai yếu tố tạo nên nhà quản lý bền vững | UMM
Nhà quản lý bền vững khi và chỉ khi cân bằng được hai yếu tố:
Th4