Tuckman Ladder và 5 giai đoạn phát triển đội nhóm

Tuckman Ladder và 5 giai đoạn phát triển đội nhóm

Đánh giá post

Xây dựng và phát triển đội nhóm làm việc hiệu quả là khi nhà quản lý giúp các thành viên cùng hướng đến mục tiêu chung, đạt được thành tựu vượt xa sức mạnh cá nhân. Để đạt được điều này, nhà quản lý cần nắm rõ 5 giai đoạn phát triển của đội nhóm theo mô hình Tuckman Ladder, từ đó có những kế hoạch để phát triển phù hợp.

Tại bài viết này, VMP sẽ gửi đến bạn tổng quan về 5 giai đoạn phát triển đội nhóm và cách để áp dụng chúng vào công việc.

1. Mô hình phát triển đội nhóm Tuckman Ladder là gì?

Mô hình phát triển đội nhóm Tuckman Ladder, hay còn gọi là mô hình Tuckman’s Stages of Group Development, được đề xuất bởi Bruce W. Tuckman vào năm 1965. Sau thời gian tiếp tục nghiên cứu, ông bổ sung thêm giai đoạn “thoái trào (adjiourning)” vào năm 1977. Mô hình này đã trở thành một trong những cách phát triển đội nhóm phổ biến nhất trong lĩnh vực tâm lý nhóm và quản lý nhân viên.

Mô hình Tuckman cung cấp nhiều lợi ích quan trọng. Đầu tiên, nó giúp lãnh đạo và thành viên nhóm hiểu rõ quá trình phát triển, từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn hoạt động. Thứ hai, mô hình này hỗ trợ xác định vai trò và mục tiêu công việc của mỗi thành viên, tạo sự rõ ràng và phân công hiệu quả. 

Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho nhóm xây dựng các quy tắc và tiêu chuẩn chung, hỗ trợ giải quyết xung đột trong quá trình làm việc. Cuối cùng, mô hình Tuckman còn là công cụ hữu ích để xây dựng kế hoạch phát triển đội nhóm hiệu quả, nhằm giữ chân nhân tài và xây dựng môi trường làm việc lành mạnh.

2. 5 giai đoạn phát triển đội nhóm làm việc hiệu quả

  • Hình thành (Forming)

Đây là giai đoạn mới bắt đầu xây dựng và phát triển đội nhóm làm việc, khi thành viên vẫn còn xa lạ. Họ tập trung vào việc hiểu rõ mục tiêu chung và các nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn này, quan hệ giữa các thành viên thường  mờ nhạt và chưa thể hình thành các vai trò rõ ràng trong nhóm.

Với forming, nhà quản lý cần đóng vai trò là người dẫn dắt, xây dựng nền tảng cho sự phát triển của đội nhóm. Nhà quản lý cần định hướng cho các thành viên về mục tiêu và kế hoạch chung. Việc này sẽ thúc đẩy động lực làm việc và gia tăng cam kết thực hiện.

  • Bão tố (Storming)

Vì các thành viên đến từ nhiều nguồn khác nhau, nên sẽ có những nét văn hóa, niềm tin, cá tính, năng lực riêng biệt. Đó là gốc rễ dẫn đến những bất đồng, mâu thuẫn, xung đột, tranh cãi, hiềm khích và bài xích lẫn nhau. Nếu tình trạng này không giải quyết kịp thời, đội nhóm sẽ tồn tại những “rạn nứt” mà bạn không kiểm soát được, gây ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn.

Ở giai đoạn này, nhà quản lý đóng vai trò như là “đầu mối” để giải quyết vấn đề. Từ đó tạo điều kiện giúp các thành viên đối diện và xử lý những khó khăn một cách hiệu quả. Bạn có thể tổ chức các cuộc họp Brainstorming nhằm thu thập tất cả các ý kiến, và chọn lọc dựa trên tiêu chí chung. Việc này sẽ giúp hạn chế tranh cãi, và phát huy tối đa sức mạnh của đội nhóm.

  • Bình thường hóa (Norming)

Giai đoạn này là lúc mà đội nhóm bắt đầu hiểu và chấp nhận những ý kiến, giá trị và đóng góp của từng thành viên. Các vai trò và quy tắc trong nhóm dần được thiết lập, tạo nên một môi trường làm việc hòa đồng và tin cậy. Các thành viên học cách tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, giúp nâng cao hiệu suất làm việc của đội nhóm.

Ở giai đoạn này, nhà quản lý cần hỗ trợ xây dựng các quy tắc và tiêu chuẩn làm việc chung cho đội nhóm. Hãy xây dựng một môi trường làm việc hòa đồng, tôn trọng sự đa dạng văn hóa. Đồng thời, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm được đánh giá công bằng, có cơ hội để thể hiện tối đa khả năng của mình.

  • Hoạt động hiệu quả (Performing)

Đây là giai đoạn đạt được hiệu quả làm việc cao nhất trong suốt thời gian phát triển đội nhóm, nhưng không phải ai cũng dễ dàng đạt được. Giai đoạn này thể hiện sự thành công của nhà quản lý, khi nhân viên cảm thấy hạnh phúc và mong muốn được cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Mặc dù vẫn sẽ tồn tại những mâu thuẫn, nhưng sẽ được giải quyết nhanh chóng và đạt được thỏa thuận chung,

Vai trò của nhà quản lý ở giai đoạn này là hỗ trợ và định hướng để duy trì sự tập trung nhằm nâng cao hiệu quả làm việc. Nhà quản lý cần đảm bảo rằng các thành viên được tạo điều kiện để phát triển sự sáng tạo và tinh thần đóng góp tích cực trong công việc của mình.

  • Thoái trào (Adjourning)

“Thoái trào”  thường diễn ra với những nhóm dự án ngắn hạn. Ở giai đoạn này, đội nhóm sẽ chia tay và mỗi thành viên sẽ có những hướng đi riêng. Bằng việc tích lũy kinh nghiệm từ những dự án trước đó, các thành viên sẽ ngày càng nâng cao khả năng tự thích nghi và sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới. Từ đó tiếp tục phát triển và thành công trong các dự án tương lai.

Vai trò của nhà quản lý đảm bảo quá trình chia tay diễn ra một cách êm đẹp và tôn trọng. Nhà quản lý cần thúc đẩy việc tổ chức các cuộc gặp đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm, từ đó tạo cơ hội cho các thành viên tỏ lòng biết ơn cũng như học hỏi cùng nhau. Đồng thời, bạn cũng nên thiết lập kế hoạch phát triển đội nhóm tiếp theo.

3. 5 tips để áp dụng mô hình phát triển đội nhóm hiệu quả.

  • Nhận diện giai đoạn hiện tại: Việc nhận biết đúng giai đoạn hiện tại giúp bạn xác định những thách thức đang đối mặt, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển đội nhóm phù hợp.
  • Đề ra mục tiêu: Mỗi giai đoạn phát triển đội nhóm đều có mục tiêu riêng. Bạn có thể tham khảo cách thiết lập mục tiêu thông minh – SMART, nhằm xây dựng và điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực thế.
Ứng dụng SMART để thiết lập mục tiêu thông minh.
  • Xây dựng quy tắc và nguyên tắc làm việc: Cần xây dựng các nguyên tắc làm việc chung để giúp định hình môi trường làm việc tích cực. Quy tắc cần rõ ràng và công bằng, đồng thời tạo điều kiện cho mỗi thành viên tỏa sáng theo cách riêng của họ.
  • Rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột: Nhà quản lý cần có khả năng giải quyết các xung đột một cách xây dựng và thúc đẩy sự thỏa thuận giữa các thành viên. 
  • Đào tạo nhân viên và phát triển các kỹ năng nhóm: Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đội nhóm làm việc, nhà quản lý cần đảm bảo rằng các thành viên đủ năng lực. Đặc biệt là các kỹ năng phối hợp đội nhóm. Điều này bao gồm khả năng giao tiếp, tư duy đa dạng, giải quyết xung đột, và quản lý thời gian.

4. Tạm kết về 5 giai đoạn phát triển đội nhóm

Trên đây là các thông tin về xây dựng và phát triển đội nhóm làm việc do các chuyên gia tại VMP Academy tổng hợp. Đây cũng là nội dung trích từ chương trình đào tạo quản lý: UMM – Năng lực quản lý bền vững. Chúc bạn áp dụng thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call to VMP :
18006981
Messenger VMP
Zalo with VMP