Các nhà quản lý luôn cần trang bị kiến thức và kỹ năng mới để dễ dàng đối phó với những tình huống phức tạp trong môi trường kinh doanh. Học tập theo ngữ cảnh là một phương pháp hiệu quả được nhiều nhà quản lý áp dụng thành công. Cùng khám phá ngay trong bài viết này!
Nội dung thuộc chuỗi Tips quản lý
Nội dung bài viết:
Học tập theo ngữ cảnh là gì?
Học tập theo ngữ cảnh là một phương pháp gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức lý thuyết và các tình huống cụ thể trong công việc thực tế. Với phương pháp này, nhà quản lý sẽ được tham gia vào các hoạt động, tương tác trực tiếp với môi trường làm việc. Nhờ đó, họ có thể vận dụng kiến thức một cách tự nhiên và hiệu quả hơn.
Học tập theo ngữ cảnh được phát triển như thế nào?
Phương pháp Situated learning được xây dựng dựa trên nhiều lý thuyết quan trọng:
Lý thuyết nhận thức (Cognitivism): Nhấn mạnh vai trò của quá trình nhận thức trong việc học tập. Kiến thức không phải chỉ được truyền đạt một cách thụ động mà phải chủ động tiếp thu thông qua các hoạt động thực tiễn.
Lý thuyết kiến tạo (Constructivism): nhìn nhận học tập như một hành trình sáng tạo, nơi người học chủ động xây dựng tri thức cho chính mình thông qua sự tương tác với môi trường. Tri thức là sự “kiến tạo” một cách năng động.
Lý thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory): Nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường xã hội trong việc học tập. Học viên học hỏi thông qua quan sát và tương tác với những người xung quanh.
Các thuyết trên đều liên quan đến lý thuyết học tập dành cho người trưởng thành – Adult Learning Theory (ALT).
Các nhà tiên phong như Lev Vygotsky, John Dewey, Jean Lave và Etienne Wenger đã đóng góp rất lớn vào sự hình thành và phát triển của phương pháp học tập theo ngữ cảnh. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gắn kết kiến thức với thực tiễn, các hoạt động học tập dựa trên kinh nghiệm và vai trò của cộng đồng trong việc chia sẻ kiến thức.
Cách áp dụng phương pháp học tập theo ngữ cảnh
1. Xác định mục tiêu rõ ràng, thực tế
- Tại sao bạn muốn học? Liệt kê những lợi ích mà việc học tập theo ngữ cảnh mang lại cho bạn. Ví dụ: Bạn muốn trở thành một người dẫn dắt tài ba hoặc là muốn tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
- Học gì? Xác định cụ thể kiến thức và kỹ năng bạn cần trang bị. Ví dụ: Nếu bạn muốn học kỹ năng dẫn giảng, hãy xác định rõ bạn muốn tập trung vào kỹ năng nào?
- Áp dụng như thế nào? Hãy tưởng tượng mình sẽ sử dụng những kiến thức này trong tình huống cụ thể nào. Ví dụ: Bạn sẽ áp dụng kỹ năng dẫn giảng trong buổi đào tạo nội bộ hay khi thuyết trình trước khách hàng.
Ví dụ: Tôi muốn học kỹ năng dẫn giảng hiệu quả để có thể truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hấp dẫn trong các buổi họp nhóm. Tôi sẽ tập trung vào kỹ năng mở đầu ấn tượng và kỹ năng tương tác với khán giả.
2. Chia mục tiêu thành các bước nhỏ
- Phân tích nhiệm vụ: Chia nhỏ mục tiêu lớn thành các nhiệm vụ nhỏ, cụ thể và dễ thực hiện. Ví dụ: Để trở thành một người dẫn giảng giỏi, bạn có thể chia nhỏ mục tiêu thành các bước như:
- Học cách xây dựng cấu trúc bài giảng
- Luyện tập kỹ năng nói trước đám đông
- Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ,…
- Sử dụng công cụ hỗ trợ: Bạn có thể sử dụng các công cụ như biểu đồ xương cá (Ishikawa) hoặc mindmap để hình dung rõ hơn các bước cần thực hiện.
3. Xác định những kỹ năng cần thiết
Liệt kê tất cả các kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành mỗi bước nhỏ. Ví dụ: Để xây dựng cấu trúc bài giảng hiệu quả, bạn cần biết cách lựa chọn nội dung chính, sắp xếp thông tin logic, và sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Bên cạnh đó bạn nên tìm kiếm thêm các nguồn tài liệu, khóa học, hoặc người có kinh nghiệm để học hỏi thêm về những kiến thức và kỹ năng này.
4. Thiết kế kế hoạch học tập chi tiết
Giả sử bạn đang triển khai nội dung kế hoạch học tập cho khóa học “Kỹ năng thuyết trình hiệu quả”. Để đạt được điều này bạn cần:
Lập lịch học tập: Ví dụ hôm nay bạn theo lịch bạn sẽ xem lại toàn bộ tài liệu khóa học, gạch chân những phần quan trọng và học về cấu trúc bài thuyết trình, luyện tập xây dựng luận điểm chính. Thì ngày mai bạn sẽ tập trung vào kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể và luyện tập thuyết trình trước gương, ghi hình lại để tự đánh giá…
Tạo môi trường học tập thuận lợi:
- Chuẩn bị một góc làm việc riêng, yên tĩnh với đầy đủ ánh sáng.
- Sử dụng tai nghe chống ồn để tập trung hơn.
- Chuẩn bị sẵn các tài liệu, bút, giấy và máy tính.
5. Thực hiện và điều chỉnh
Sau khi áp dụng thành công những kiến thức đã học vào thực tế, hãy đánh giá để xem mình đã đạt được những gì và cần cải thiện ở đâu.Từ đó điều chỉnh kế hoạch học tập nếu cần thiết để phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Quay lại với ví dụ trên, sau tất cả các bước thực hiện bạn sẽ nắm được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là gì, bạn sẽ bắt đầu thực hiện phương pháp học tập theo ngữ cảnh bằng cách:
- Tưởng tượng mình đang đứng trên sân khấu, trình bày trước một hội trường đông người.
- Luyện tập cách xử lý các tình huống bất ngờ như quên lời, bị cắt ngang.
- Thử nghiệm các cách mở đầu và kết thúc bài thuyết trình khác nhau.
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả của việc áp dụng
Cuối cùng, hãy tập trung vào kỹ năng mà mình còn yếu để có thể điều chỉnh kế hoạch bổ sung. Với sự kiên trì và phương pháp đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của mình.
Tạm kết
Phương pháp học tập theo ngữ cảnh – Situated learning là một lựa chọn hay cho các nhà quản lý trong quá trình nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân cũng như của nhân viên. Tin rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm phương pháp học tập thú vị này để trở thành nhà quản lý thành công!
Nội dung thuộc chuỗi Tips quản lý
Bài viết liên quan
Top 2 phương pháp gia tăng khả năng tiếp thu cho Quản lý
Với vai trò quản lý, việc hiểu rõ khả năng tiếp thu của bản
Th9
Tăng Sự Hài Lòng Của Nhân Viên: Quản Lý Bắt Đầu Từ Đâu?
Sự hài lòng của nhân viên luôn là yếu tố then chốt ảnh hưởng
Th9