Trong một năm qua, VMP luôn đề cao thông điệp: “Quản lý bền vững là người vững ở hiện tại và bền bỉ trong tương lai”. Vậy, tại sao chúng tôi lại lựa chọn “bền vững”? Tại sao nhà quản lý cần phải có yếu tố này? Và làm cách nào để bạn sở hữu được nó?
Tất cả sẽ được giải đáp tại bài viết này.
Nội dung bài viết:
Tại sao quản lý cần quan tâm yếu tố “bền vững”
Cụm từ “bền vững” được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và tình huống khác nhau. Trong môi trường doanh nghiệp, từ này được hiểu là đáp ứng các mục tiêu hiện tại mà không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trong tương lai. Để minh họa cụ thể, bạn có thể xem hình ảnh dưới đây:
Hình ảnh này nói lên rằng: Trước đây, khi còn là nhân viên thì kết quả công việc phụ thuộc vào chính bạn. Còn bây giờ, khi là quản lý, kết quả công việc của bạn phụ thuộc vào năng lực thực hiện của đội nhóm. Vì vậy, để phát triển bền vững, bạn cần quan tâm đến hai yếu tố: thứ nhất, hoàn thành xuất sắc mục tiêu của đội nhóm; thứ hai, quan tâm đến phát triển năng lực của nhân viên.
Các cấp độ quản lý bền vững
Để phát triển năng lực quản lý bền vững, bạn cần hiểu rõ mình đang ở mức độ nào trong 5 cấp độ quản lý. Cụ thể, nó được chia theo thứ tự từ thấp đến cao như sau: quản lý bản thân, công việc của chính bạn, đội nhóm, chuỗi hệ thống hay khu vực, và cuối cùng là mục tiêu.
Trong đó, quản lý mục tiêu là cấp độ cao nhất với độ khó tương ứng. Cấp độ này cho phép nhà quản lý đưa ra mục tiêu theo mô hình SMART, và nhân viên hoàn toàn hiểu được họ cần làm gì, cần thực hiện như thế nào để đạt được điều bạn đưa ra. Vậy, muốn vươn lên cấp độ này, bạn cần nắm rõ 2 nhiệm vụ của bạn, được đề cập ở phần tiếp theo.
2 Nhiệm vụ của nhà quản lý bền vững
Nắm rõ nhiệm vụ của bản thân rất quan trọng vì nó giúp cho bạn biết rõ mục tiêu và định hướng của mình. Khi bạn hiểu rõ những gì mình cần làm và đạt được, bạn có thể tập trung sự nỗ lực và tài nguyên của mình để đạt được mục tiêu đó. Vậy, để phát triển năng lực quản lý, bạn sẽ có 2 nhiệm vụ:
- Vững ở hiện tại: chinh phục các mục tiêu ngắn hạn, thực hiện đủ và đúng vai trò cơ bản của một nhà quản lý.
- Bền trong tương lai: hướng đến các mục tiêu dài hạn, khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên, tạo ra sự phát triển bền vững.
Nếu bạn không có mục tiêu hoặc không hiểu rõ nhiệm vụ của mình, bạn có thể dễ dàng bị lạc lối và lãng phí thời gian và năng lượng của mình vào những việc không có ý nghĩa hoặc không mang lại lợi ích.
6 Vai trò của nhà quản lý
Tương tự như việc bạn xây một ngôi nhà, thì 2 nhiệm vụ sẽ là nền móng, còn các vai trò sẽ là 6 trụ cột tương ứng:
Nhiệm vụ thứ nhất “hoạch định công việc”, bạn sẽ có 3 vai trò: planning – thiết lập kế hoạch cho đội nhóm, organizing – tổ chức và triển khai công việc, controlling – kiểm soát và hỗ trợ kịp thời.
Nhiệm vụ thứ hai “phát triển con người, bạn cũng có 3 vai trò: leadership – dẫn dắt đội nhóm, training – đào tạo nhân viên, coaching – huấn luyện và kèm cặp trên công việc.
Tổng kết
Trên đây là bức tranh toàn diện của một nhà quản lý bền vững. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến giá trị dành cho bạn.
VMP hiểu rằng, sẽ rất khó khăn để bạn tự mình trở thành một hình mẫu lãnh đạo lý tưởng, vì vậy, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên chặng đường này. Bạn có thể tham khảo các khóa đào tạo quản lý bền vững tại đây.
Bài viết liên quan
Ứng dụng Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng để quản lý đội nhóm
Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng từ lâu đã đóng vai trò quan
Th11
Servant Leadership là gì? 5 Cách rèn luyện phong cách lãnh đạo phục vụ
Servant Leadership, hay “Lãnh đạo phục vụ,” là một mô hình quản lý ngày
Th11