Cách giải quyết vấn đề hiệu quả là một trong những kỹ năng cần có ở một nhân viên giỏi. Vậy, làm thế nào để giúp đội nhóm sở hữu năng lực này? Nhà quản lý có thể tổ chức các buổi đào tạo hoặc chia sẻ kinh nghiệm để giúp nhân viên rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, chỉ đào tạo thôi sẽ rất chán, thậm chí nhân viên không thể ghi nhớ và áp dụng ngay được. Tại bài viết này, VMP sẽ gửi đến bạn top 5 trò chơi thú vị, giúp các buổi chia sẻ về đề tài giải quyết vấn đề của bạn trở nên hiệu quả, sống động và gia tăng khả năng áp dụng của đội nhóm.
Xem thêm: Quy trình 7 bước giải quyết mọi vấn đề
Nội dung bài viết:
Rèn luyện cách giải quyết vấn đề thông qua trò Xây tháp mì Ý
Những tranh cãi giữa các thành viên xảy ra rất thường xuyên trong các cuộc họp nhóm khi họ trở nên bất đồng quan điểm với nhau. Trò chơi này sẽ cải thiện khả năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề.
Với trò chơi này, ban tổ chức nên chia số nhân viên thành các nhóm nhỏ từ 3-6 thành viên tùy theo tổng số lượng hiện có. Sau đó, phát cho mỗi nhóm 20 que mì Ý chưa qua sử dụng và một gói kẹo dẻo “Marshmallow”.
- Mục đích: xây một ngôi tháp cao nhất có thể trong thời gian quy định (thường là 5-10 phút).
- Khó khăn chính của trò chơi là khi mỗi người có một ý tưởng thiết kế tháp riêng biệt. Nếu quá trình trao đổi này không hiệu quả, nhóm sẽ rơi vào tình trạng bị chia rẽ.
- Hoạt động này kích thích tư duy của các nhân viên. Nhờ vậy, mọi người sẽ suy nghĩ nhanh hơn, trao đổi với nhau tích cực hơn và rèn luyện cách giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Bảo vệ trứng vàng
Cũng như trò “ Xây tháp mì Ý”, hoạt động này cũng phát triển khả năng hợp tác nhóm. Nhân viên có thể nâng cao cách giải quyết vấn đề và kỹ năng ra quyết định.
Trò chơi này cũng sẽ đòi hỏi sự tranh đua quyết liệt giữa các nhóm khác nhau. Ban đầu, mỗi nhóm được chuẩn bị 1 quả trứng sống, màng bọc nhựa, bóng bay và băng keo.
- Trong thời gian quy định, mỗi nhóm sẽ phải thiết kế một lớp bảo vệ xung quanh quả trứng. Sau đó, đại diện mỗi nhóm sẽ bước lên một vị trí cao và thả quả trứng xuống đất. Nhóm sẽ thắng cuộc nếu có thể giữ cho quả trứng không bị vỡ.
- Sẽ có trường hợp nhiều nhóm cùng hoàn thành mục tiêu đề ra. Do đó, BTC có thể thêm vào một số tiêu chí phụ để chọn ra nhóm xuất sắc nhất. Ví dụ như thiết kế bắt mắt hoặc sản phẩm gọn nhẹ (tiết kiệm tài nguyên hơn).
Cuộc chiến sinh tồn
Một cách tiếp cận khác giúp cải thiện cách giải quyết vấn đề cho đội nhóm là thông qua trò “Cuộc chiến sinh tồn”. Trò chơi này cho phép các thành viên nâng cao khả năng thích nghi và đưa ra quyết định trong tình huống bất lợi.
Trước khi trò chơi diễn ra, BTC cần chuẩn bị một chiếc quạt máy, bịt mắt, bìa cứng và băng keo. Sau đó, chia các thành viên theo từng nhóm 4-5 người.
- Mục tiêu là xây dựng một nơi trú ẩn vững chắc để chống lại cơn cuồng phong kéo tới trong vòng 30 phút sau đó.
- Để bắt đầu, mỗi nhóm sẽ chọn ra một lãnh đạo chỉ huy hoạt động của nhóm nhưng không được trực tiếp tham gia. Các thành viên còn lại sẽ bị bịt mắt và phải xây nơi trú ẩn theo chỉ dẫn của lãnh đạo.
- Khi hết giờ, các thành viên sẽ cùng trốn vào nơi ẩn náu của họ. Nơi nào có thể chống chọi tốt trước cơn cuồng phong ập đến từ chiếc quạt máy sẽ giành chiến thắng sau cùng.
Tháo gỡ nút thắt
Những “nút thắt” tượng trưng cho những khó khăn mà mỗi nhóm gặp phải trong quá trình làm việc. Đây là hoạt động rất thú vị giúp nâng cao cách giải quyết vấn đề trong đội nhóm.
Với trò chơi này, BTC không cần chuẩn bị bất cứ dụng cụ gì ngoài một không gian đủ rộng. Các nhân viên sẽ được chia thành từng nhóm từ 5 người trở lên.
- Đầu tiên, các thành viên sẽ tạo thành vòng tròn và nắm tay 2 người không đứng cạnh họ.
- Đội hình giờ đây trông thật sự rối rắm. Do đó, mục tiêu của nhóm là di chuyển làm sao để tháo gỡ những nút thắt này. Họ phải tạo thành một vòng tròn đúng nghĩa mà không được buông tay nhau ra.
- Nhóm nào hoàn thành mục tiêu đầu tiên sẽ giành chiến thắng trong trò chơi này
Mắc kẹt trong phòng kín
Cuối cùng là một trò chơi hứa hẹn gây ra rất nhiều cuộc tranh cãi giữa các thành viên. Nhờ vậy, họ sẽ học được cách giao tiếp hiệu quả để ra quyết định và cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất.
Đây là một tình huống giả định khi mỗi nhóm bị mắc kẹt trong văn phòng làm việc. Họ không thể thoát ra bằng cách phá cửa và chỉ có thể chờ người đến cứu.
- Trong 30 phút, họ phải lên danh sách 10 vật dụng quan trọng nhất để có thể sinh tồn đến khi ai đó đến cứu. Sau đó, xếp hạng 10 vật đó theo thứ tự ưu tiên.
- Mục đích là đạt được sự đồng lòng của nhóm vào thành quả cuối cùng sau khi tranh luận.
Tạm kết về kỹ năng giải quyết vấn đề
Những hoạt động trên giúp đội ngũ nhân viên trau dồi thêm kỹ năng giải quyết vấn đề để áp dụng vào công việc thực tế. Từ đó, họ có thể đóng góp hiệu quả hơn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tổ chức các trò chơi như vậy cũng giúp duy trì động lực làm việc cho các nhân viên.
Xem thêm: Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo với phương pháp SCAMPER
Bài viết liên quan
Top 2 phương pháp gia tăng khả năng tiếp thu cho Quản lý
Với vai trò quản lý, việc hiểu rõ khả năng tiếp thu của bản
Th9
Tăng Sự Hài Lòng Của Nhân Viên: Quản Lý Bắt Đầu Từ Đâu?
Sự hài lòng của nhân viên luôn là yếu tố then chốt ảnh hưởng
Th9